Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

LỄ TƯỞNG NIỆM 61 NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN BÌNH 1951-2012

LỄ TƯỞNG NIỆM 61 NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG ANH HÙNG
LIỆT SĨ NGUYỄN BÌNH 1951-2012

GỒM CÁC MỤC :

1 -  HÌNH ẢNH VIDEO CHỤP QUAY TRONG BUỔI LỄ
      Gồm 3 Albums ảnh tổng cộng149 ảnh Video 6 clip
      mỗi clip dài khoảng 20phút

2 -  SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG TƯỚNG ANH HÙNG LIỆT SĨ  NGUYỄN BÌNH

ALBUMS ANH CHỤP  TRONG NGÀY LỄ GỒM 3 ALBUMS

ALBUMS SỐ 1

ALBUMS SỐ 2

ALBUMS SỐ 3

VIDEO TRÊN YOUTUBE ( phim dài trên 2 giờ gồm 2 đĩa tôi chia ra 6 clip
                                      theo thứ tự từ số 1 đến số 6 .Khi xem có chạy chữ
                            nội dung trên màn hình .Đĩa 1 ,số 1+2+3,đĩa 2, số 4+5+6)

SỐ 1 LE TUONG NIỆM NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG NG BÌNH
SỐ 2 LE TUONG NIỆM NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG NG BÌNH
SỐ 3 LE TUONG NIỆM NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG NG BÌNH
SỐ 4 LE TUONG NIỆM NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG NG BÌNH
SỐ 5 LE TUONG NIỆM NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG NG BÌNH
SỐ 6 LE TUONG NIỆM NGÀY HY SINH CỦA TRUNG TƯỚNG NG BÌNH

 

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TƯỚNG NGUYỄN BÌNH

Trung tướng Nguyễn Bình - Người anh cả của LLVT Nam Bộ

Cuộc đời 42 năm (1909-1951) của Trung tướng Nguyễn Bình như ánh sao băng để lại niềm thương mến lâu dài.

Trung tướng Nguyễn Bình. Ảnh: Tư liệu

(ĐVO) Sinh ra ở Hưng Yên, hoạt động ở Hải Phòng, Sài Gòn, đi tù ở Côn Đảo, chỉ huy lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của Quảng Ninh tháng 8/1945, thành lập chiến khu Trần Hưng Đạo.

Từ tháng 12/1945, ông là Khu trưởng Khu 7 Nam bộ và từ 1948-1951 là Tư lệnh bộ đội Nam Bộ, cuộc đời không ngừng hoạt động và chiến đấu.

Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong tướng, ông là Trung tướng đầu tiên của quân đội ta.

Sớm tham gia phong trào yêu nước từ Bắc vào Nam

Quê ông ở xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1926, lúc 17 tuổi, lãnh đạo học sinh trường Kỹ nghệ Hải Phòng truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Sau đó, ông vào Sài Gòn từ chiếc tàu Pelican của hãng Messageries Maritimes chạy đường biển Bắc-Nam, và sớm tiếp xúc và hòa mình trong cuộc sống trí thức, lao công.

Câu chuyện ông Nguyễn An Ninh, chủ báo Tiếng chuông rè (La Cloche Fêlee) vẫn ôm cả xấp báo rao bán ngoài đường, nhà văn Sơn Vương ngồi bán sách trên chiếu manh ở vỉa hè... giúp cậu bé Nguyễn Phương Thảo (tên thật của Trung tướng Nguyễn Bình) thấy vỡ ra nhiều điều.

Cậu Thảo vừa kiếm việc làm, vừa đọc sách (có sách tiếng Pháp) và nói được tiếng Quảng Đông. Cậu hiểu được tác dụng của báo chí ở ngay xứ thuộc địa. Cũng từ báo chí, cậu Thảo tìm đến nhà báo Trần Huy Liệu.

Năm 1929, Phương Thảo bị tù lần đầu tiên và lãnh án 6 năm ở Côn Đảo và đã mất một mắt ở đây. Trong tù, anh hiểu sâu hơn về những người bị tù đày. Năm 1935 anh Thảo ra tù, bị đưa về nguyên quán.

Năm 1936, anh tham gia phong trào bình dân. Năm 1941, tình hình trong nước và ngoài nước có nhiều biến chuyển lớn. Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô. Ở ta, Mặt trận Việt Minh ra đời.

Ở thời điểm chiến lược này, bộc lộ rõ vàng thau. Liên minh Đức - Italy - Nhật đang thắng thế, nhiều người bi quan, có kẻ quay 180 độ. Dù vậy, anh Thảo nhận nhiệm vụ mới, nguy hiểm, nhưng vững tin ở tương lai.

Cũng từ đây, anh lấy tên là Nguyễn Bình. Nhiệm vụ của Bình là tìm mua vũ khí cho Cách mạng, tham gia công tác binh vận, vừa giác ngộ người, vừa có thêm vũ khí. Chiến công đầu tiên của Bình là làm binh vận đồn Cửa Ông, đưa cả một tiểu đội mang theo súng đạn về chiến khu Đông Triều. Tiếp theo là đợt binh vận ở thị xã Kiến An, có được 6 súng trường, 3 súng lục. Đợt binh vận ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, anh thu được 15 súng trường, 500 viên đạn.

Công tác binh vận và kiếm vũ khí ở Nguyễn Bình được Xứ ủy Bắc kỳ đánh giá cao, góp phần xây dựng chiến khu Đông Triều.

Bác Hồ giao nhiệm vụ vào Nam

Tháng 5/1945, trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Bình chỉ huy lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh, đánh trại Bạch Thái Tông (trại huấn luyện quân sự của Nhật ở Bắc Bộ) và hàng loạt trận tấn công vào các đồn Thanh Hà, Kinh Môn (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Uông Bí và Bí Chợ (Quảng Ninh). Cũng từ đó, chiến khu Đông Triều mang tên mới: Chiến khu Trần Hưng Đạo.

Trận đánh thị xã Quảng Yên là minh chứng rạng rỡ cho tài thao lược của ông. Lực lượng vũ trang do Nguyễn Bình chỉ huy gồm 4 đại đội với gần 400 tay súng, chưa kể đội tự vệ của công nhân mỏ Mạo Khê đã kêu hàng 500 lính bảo an, thu 500 súng, ngoài ra thu thêm 100 súng nữa và 40 trung liên, giải phóng Tiên Yên, Ba Chẽ, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cát Bà, yểm trợ khởi nghĩa ở Hải Phòng...

Sau Cách mạng tháng Tám, cả nước về mặt quân sự chia làm 7 chiến khu. Bắc bộ có 4 chiến khu: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo. Trung bộ có hai: Phan Đình Phùng, Trưng Trắc. Nam bộ có một: Nguyễn Tri Phương.

Nguyễn Bình là tư lệnh chiến khu Trần Hưng Đạo gồm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai, Móng Cái và Lạng Sơn. Sở chỉ huy ở Hải Phòng chiến khu Trần Hưng Đạo còn được gọi là Đệ tứ quân khu.

Ngày 23/9/1945, Nam bộ đi trước cả nước, bước vào cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp. Bài hát “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo trống kêu sơn hà nguy biến... “ đã vang lên từ Bắc vào Nam, trên những đoàn tàu xuyên Việt chở các thanh niên từ khắp miền đất nước đến với Nam bộ Thành đồng.

Tâm trí Nguyễn Bình cũng đang hướng vào Nam. Đúng lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi Nguyễn Bình lên gặp. Bác giao ông vào Nam vì “... các lực lượng vũ trang trong đó đang cần một chỉ huy có tài năng để tập hợp các bộ đội địa phương lại... Người chỉ huy đó phải là người biết rõ miền Nam, lại phải là người có đủ bản lĩnh...” để đương đầu với địch.

Thành phố cảng Hải Phòng tặng người chỉ huy quân sự khẩu súng lục hiệu Wicker trước lúc lên đường.

Sống và chiến đấu ở đất thành đồng Tổ quốc

Trên đất Nam bộ bước vào cuộc Kháng chiến chống Pháp, có nhiều bộ đội địa phương, kể cả lực lượng vũ trang của các giáo phái. Tập hợp thành lực lượng thống nhất là đòi hỏi của nhiệm vụ mà Bác Hồ giao cho Nguyễn Bình.

Vì vậy, ông đã giành thời gian tiếp xúc, gặp gỡ nhiều chỉ huy ở nhiều địa phương và gấp rút tổ chức hội nghị quân sự, trước hết để thống nhất lực lượng quân sự ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Quá trình thống nhất các lực lượng diễn ra song song với việc chống lại các đơn vị thiện chiến của Pháp.

Hội nghị Xứ ủy Nam bộ mở rộng ngày 15/12/1945 đã mời Nguyễn Bình tham dự, chỉ định các chỉ huy trưởng của khu 7, khu 8 và khu 9. Nguyễn Bình được Xứ ủy giao nhiệm vụ tư lệnh khu 7.

Nguyễn Bình đã tổ chức các chi đội Vệ quốc đoàn ở miền Đông Nam bộ ở các tỉnh và các giáo phái Bình Xuyên, Cao Đài và Hòa Hảo. Người chỉ huy Nguyễn Bình đã đích thân vào Sài Gòn điều tra tình hình bố phòng của Pháp trong ba ngày và quyết định lập lực lượng đặc biệt để tung ra những đòn hiểm làm giặc ăn không ngon, ngủ không yên.

Trong những ngày gian khổ, rất khó khăn đó, bên cạnh Nguyễn Bình có chi đội trưởng, chi đội 10 ở Biên Hòa, Huỳnh Văn Nghệ. Huỳnh Văn Nghệ vừa là nhà chỉ huy giỏi, vừa là nhà thơ có những vần thơ ngày nay khắc sâu trong tâm trí bao thế hệ:

Ai về Bắc ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Miền Đông Nam bộ cũng là nơi chiến đấu của Trần Văn Trà, Tô Ký, cùng nhiều trí thức đi theo Cách mạng như giáo sư Phạm Thiều, luật sư Lê Đình Chi...

Nguyễn Bình đã mời Phạm Thiều làm chủ bút từ báo Vệ Quốc.

Về phía Nguyễn Bình, ông hướng tới xây dựng những công binh xưởng đầu tiên ở Nam bộ, vì phải có vũ khí trong tay, những người lính yêu nước mới làm tròn nhiệm vụ.

Nếu ở phía Bắc, có các trí thức như Trần Đại Nghĩa, "bàn tay vàng" của người thợ như Ngô Gia Khảm xây dựng ngành quân giới thì ở khu 7, Nguyễn Bình đã có Lê Tâm (tên thật là Nguyễn Hy Hiền). Kỹ sư Lê Tâm đã chế nhiều loại chất nổ cho các ban công tác đánh nhiều trận trong thành.

Không chỉ xây dựng lực lượng vũ trang, Nguyễn Bình còn tập hợp được các trí thức cho cách mạng bằng tài năng và nhân cách của mình trong bối cảnh rất phức tạp.

Nguyễn Bình cũng tổ chức xây dựng lực lượng quân y của khu trong những ngày trứng nước. Năm 1948, Nguyễn Bình được giữ chức Phó Chủ tịch ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam bộ kiêm Ủy viên quân sự Nam bộ.

Ba năm 1945-1948, những công việc mà Nguyễn Bình đề xuất, chỉ đạo đã đem lại những kết quả tích cực. Chiến khu được giữ vững. Các ban công tác lập nhiều chiến công vang dội trong nội thành. Đấy là tiền đề cho lực lượng biệt động thành hoạt động trong Kháng chiến chống Mỹ sau này.

Đánh sâu, đánh hiểm vào các cơ sở có sĩ quan, nhân viên cao cấp của Lục quân, Hải quân, Không quân Pháp, đánh tiêu diệt vào phương tiện địch ở các kho đạn. Vận động một bộ phận Bình Xuyên đi theo kháng chiến.

Tiếp theo, từ 1948-1951, ông xây dựng lực lượng vũ trang của cả Nam bộ. Trên cương vị Khu trưởng khu 7 rồi Tư lệnh cả miền, với uy tín và tài năng của mình, ông đã cùng tập thể Xứ ủy, Khu ủy đưa ra những quyết định đúng đắn, giải quyết những vấn đề rất cơ bản.

Cuộc chiến tranh du kích ở Sài Gòn - Chợ lớn nói riêng và các tỉnh Nam bộ nói chung có dấu ấn rõ nét của ông. Ông góp phần to lớn và việc chỉnh đốn xây dựng chính quyền và củng cố khối đoàn kết toàn dân ở Nam bộ.

Ngày 20/1/1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định phong tướng gồm:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Trung tướng Nguyễn Bình (chỉ huy chiến trường Nam bộ)

- Các Thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tâm, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình.

Con người của hành động nhưng giàu tình cảm

Một nét đặc sắc của riêng Nguyễn Bình là ông rất độc lập trong suy nghĩ và sáng tạo trong hành động.

Tham gia hoạt động từ rất sớm trong phong trào học sinh thanh niên ở đất cảng Hải Phòng, gặp nhà cách mạng Trần Huy Liệu, vào Quốc dân đảng. Trong nhà tù Côn Đảo, Nguyễn Bình được giác ngộ lý tưởng Cộng sản và không ủng hộ Quốc dân đảng nữa.

Hoạt động ở Nam bộ lúc bấy giờ rất phức tạp, vì tính cục bộ của nhiều địa phương, giáo phái. Nguyễn Bình có nhiệm vụ gặp gỡ tất cả để tập hợp các lực lượng vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhiều lần, ông đích thân đến “hành dinh” của các lực lượng này. Hành động của ông đã cảm hóa được nhiều thủ lĩnh “giang hồ” sừng sỏ.

Ngày 29/9/1951 trên đường hành quân tà Nam ra Bắc, ông đã anh dũng hy sinh.

Phải tới 49 năm sau, ngày 29/2/2000, hài cốt của ông được đưa về sân bay tân Sơn Nhất (*).

Trong bức thư gửi người bạn thân trước ngày ra Bắc, có đoạn viết:

“Bạn Nguyễn Thành Vĩnh!

Tìm bạn để chào bạn trước khi đi xa mà tiếc không gặp được. Trong mấy năm trời, trên đường cứu quốc, chúng ta quen nhau, hiểu nhau và kính nể nhau, quý mến nhau.

Xa bạn, tôi không quên được những cử chỉ thanh cao và thành thập của bạn và cũng không bao giờ quên được ngày đầu tiên gặp bạn tại nhà ở Đa kao, Sài Gòn, ngày Nam bộ điêu linh và gian khổ nhất.

Hôm nay phải xa bạn, xin chúc bạn đầy sức khỏe và mạnh tiến trên con đường giải phóng cho dân tộc và nhân loại khỏi ách tham tàn bóc lột...”.

(*) “Từ những bước đầu tham gia Cách mạng đến lúc hy sinh: trước sự tra tấn, giam cầm trong lao tù thực dân đế quốc hay trên các chiến trường nóng bỏng quyết liệt, đồng chí Trung tướng Nguyễn Bình luôn luôn giữ trọn danh hiệu cao quý của người Cộng sản: trung thành với sự nghiệp Cách mạng; một lòng một dạ chiến đấu vì Tổ quốc vì Nhân dân; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Với đồng bào và đồng đội, đồng chí là người sống có nghĩa có tình, trung thực, thẳng thắn, luôn luôn nghiêm khắc, quyết đoán trong xử lý mọi tình huống. Đồng chí luôn luôn tôn trọng nhân tài, đã cảm hóa, động viên các nhân sĩ, trí thức yêu nước, phát huy tài năng phục vụ cách mạng.

... Một tướng lĩnh quả cảm, nghĩa hiệp, giàu đức hy sinh, dũng cảm và tài thao lược,... có những cống hiến to lớn là tấm gương sáng cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

(Trích Điếu văn đọc trong Lễ truy điệu đồng chí Trung tướng Nguyễn Bình tại Hội trường quân khu 7 ngày 11/3/2000 của Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà).

CÁC BÀI CÓ TRÊN SITE KHOA HỌC THẾ KỶ  MỚI BẮT ĐẦ̀U TỪ 2012
Nhấn chuột vào banner dưới
KHOA_HỌC THE KY 21

ANH_TUAN

HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC

2DVN2KTH212TKH

2TVKHDU LICH KHOA HOCVIET NAM NGAY NAY.

CHO HOA XUAN TPHCMDU LICH LICH SU VNKHOA HOC DU LICH

KHOA HOC THE KY 21KHOA HOC THE KY 21 so 2NHUNG DIEM THOI GIAN THEN CHOT SU TIEN HOA

NHUNG DIEU CAN SUY NGHIQUANG CAO DICH VUSAIGON TK21

KHOA_HỌC THE KY 21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét