GIA PHẢ
HỌ HÀ
|
Nhà thờ Hà Ngọc tộc
共和社会主义越南
读立 -自由 - 幸福
村玉四社奠安县奠磐省广南
| ||||||
|
| |||||
Dòng họ Hà Ngọc thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ xưa ông bà đã có gia phả. Gia phả cũ do ông Bát Diệp biên soạn lúc cáo quan về quê an dưỡng tuổi già. Gia phả viết chữ Nho, không kết nối được mười đời trước truyền miệng còn mơ hồ trong ký ức và bắt đầu rõ ràng từ đời thứ XI là ngài Hà Ngọc Khanh. Từ đó về sau nối theo chín đời. Chiến tranh, bom đạn thiêu hủy, nhà hư nát, miếu tộc sụp đổ nhưng may mắn tư liệu này còn. Năm 1972 (Nhâm Tý), ông Hương Cần tục biên thêm đời XX. Ngày 14 tháng 3 năm 1996 (Bính Tý), các anh em ông Hà Ngọc Cần biên chép tay thành nhiều bản đến đời XXII, nhưng vẫn hình thức xưa, hệ thống rời rạc, khó hiểu.
Khi gặp người bạn cùng chiến tuyến, người bạn tù Côn Đảo trước đây giới thiệu bộ Gia phả Họ Trương xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tỉnh và bộ gia phả họ Tống Phước phường Kim Long, thành phố Huế do Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Hành Gia Phả TP. HCM biên soạn, ông Hà Ngọc Cần mừng vui như gặp được quí nhơn. Các ông Hà Ngọc Cần, ông Hà Ngọc Duy Cường rất nhiệt tình biên soạn, viết bài cùng Trung Tâm NCTHGP TP HCM đã thực hiện bộ gia phả nầy như mong đợi.
Dựa trên tài liệu cổ, kết hợp thông tin điền dã, các chuyên viên Trung Tâm đã dựng lại theo cấu trúc hoàn chỉnh với kinh nghiệm 20 năm dựng phả của Trung Tâm.
Để dễ dàng tra cứu, Trung Tâm giới thiệu các phần có trong nội dung như sau:
· Phần I: Phả ký, giới thiệu nguồn gốc tổ quán và quá trình di chuyển, định cư, hôn nhân gắn liền với lịch sử hình thành địa phương đang sanh sống, các ưu điểm và phương hướng xây dựng dòng họ.
· Phần II; Tông đồ, phả hệ, hệ thống phả hệ hàng ngang từ đời thứ XI đến XVIII; chia thành hai phái, phái Nhất và phái Nhì; phái Nhì có ba chi; được bố trí theo hệ thống dọc. Phần nầy ghi lại hành trạng từng nhân vật trong gia tộc gồm ngày sanh ngày mất, mộ phần, nơi ở, nơi làm việc, thân thế sự nghiệp.
· Phần III: Ngoại phả, các bài viết giới thiệu công trình tâm linh của tộc, đất Điện An, xứ sở văn hóa Điện Bàn Quảng Nam; giới thiệu nét đẹp dòng họ (bài viết của gia tộc), quan hệ hôn phối và ảnh hưởng, ngày kỵ giỗ.
Đây là tác phẩm văn hóa dòng họ, tư liệu quí giá của gia tộc, các thành viên trong tộc cần gìn giữ truyền nối nhiều đời để noi gương người trước làm tốt đời sau và đây cũng là tài liệu tốt cho các nhà nghiên cứu văn hóa dòng họ.
Gia phả in sách và ép vào đĩa nhựa thành hai bộ, một gia tộc giữ, một lưu trữ tại TT. Trong quá trình thực hiện do khách quan không nhận được đủ thông tin, có thể có thiếu sót, trong họ cần bổ sung.
Đại diện Hà Ngọc tộc và ban biên soạn kính cáo.
Thành phố HCM, ngày 20 tháng 6 năm 2013.
Truyền thuyết kể lại rằng: Từ xưa, xưa lắm tại vùng đất tỉnh Cao Bằng có họ tộc Hà - một họ tộc khá đông người đã cùng với các họ tộc khác khai mở vùng đất địa đầu Tổ quốc Việt Nam từ rất sớm.
Cũng theo truyền thuyết, năm 1284, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1253 - 1330) được vua nhà Trần cử lên vùng Tây Bắc dẹp loạn Trịnh Giác Mật. Người tộc trưởng họ Hà nhờ thông thạo tiếng dân tộc đã hiến nhiều kế sách giúp Tướng quân Trần Nhật Duật sớm thu phục được chúa đạo Đà giang là Trịnh Giác Mật, khôi phục sự đoàn kết vốn có của trăm họ Đại Việt lúc bấy giờ tại miền biên viễn.
Năm 1418, hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua Lê Thái Tổ, một nhánh của tộc Hà từ tỉnh Cao Bằng do một chi trưởng của họ tộc dẫn đầu, vượt đại ngàn, núi cao miền Tây Bắc về vùng Thanh Hóa tình nguyện tham gia nghĩa quân Lam Sơn chống giặc ngoại xâm. Tại vùng đất Thanh Hóa họ tộc Hà phát triển từ vùng Hà Trung sang Thạch Thành, Nga Sơn, Hoàng Hóa, Nông Cống, Bá Thước,...
Năm 1558 (Mậu Ngọ) Nguyễn Hoàng được chúa Trịnh (Trịnh Kiểm) cử vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa. Tại vùng Tống Sơn thuộc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, cùng với nhiều bộ họ khác, họ Hà đã tình nguyện theo Nguyễn Hoàng vào Nam. Tại vùng đất mới, dòng họ Hà đã cùng với các họ tộc anh - em khai hoang mở đất góp sức lập nên vùng đất Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).
Song từ nam 1619 dưới thời trị vì của các con, cháu Nguyễn Hoàng từ Nguyễn Phúc Nguyên về sau, cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh đàng ngoài và chúa Nguyễn đàng trong kéo dài nhiều năm dân chúng bị bắt làm phu dịch cực khổ lại thêm bị tầng lớp quan lại địa phương hà khắc, nhũng nhiễu. Do vậy, cùng với các tộc khác, một bộ phận người tộc Hà lại tiếp tục rời xứ Phú Xuân (Huế) vượt qua đèo Hải Vân tiến về phía Nam, đến khoảng năm 1568 - 1569 thì dừng chân tại một vùng đồng bằng phía Bắc sông Thu Bồn, ngày nay thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (lúc bấy giờ gọi là Dinh Quảng Nam).
Cũng theo truyền thuyết kể lại: Vào năm 1570 vị Thủy tổ tộc Hà đời thứ X đã quyết định từ đời thứ XI trở đi là thời "Đệ thập nhất thế" lấy chữ "Ngọc" làm chữ lót cho tên gọi người tộc Hà, gọi là "Hà Ngọc" với mong muốn con cháu đời sau làm người chân chính, chuộng điều nhân nghĩa và điều thiện, xa lánh điều ác, giữ tấm lòng sáng trong như : "Ngọc". Cùng với quyết định trên, ông lập người con trưởng làm Trưởng tộc Hà Ngọc, đời thứ XI đó là Đức ông Hà Ngọc Khanh. Vị Thủy tổ đời thứ X của tộc Hà còn quyết định con cháu sẽ định cư - an cư lạc nghiệp tại vùng đất mới: Thôn Giáp Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Con cháu họ Hà Ngọc truyền đến đời thứ XVIII xuất hiện một tráng niên có diện mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, song ông quyết định không an thân thủ phận, năm 18 tuổi ông rời gia đình đi tìm thầy giỏi để theo học. Năm 20 tuổi, tỉnh Quang Nam mở khoa thi tuyển vỏ sinh, ông thi đậu và vào năm 1884 được tuyển chọn đưa ra kinh đô Huế sung vào đội quân Cấm vệ (còn gọi là Ngự Lâm Quân). Đó là đức ông Hà Ngọc Diệp.
Sau biến cố chính trị tại kinh đô Huế đêm ngày 7, tháng 7, năm Ất Tỵ (1885). Vua Hàm Nghi rời bỏ ngai vàng ra Tân Sở tỉnh Quảng Trị lập chiến khu và ban bố Hịch Cần Vương chống xâm lược Pháp.
Trong đội quân ra chiến khu lúc bấy giờ có Đức ông Hà Ngọc Diệp. Năm 1886 Đức ông Hà Ngọc Diệp được phong hàm Chánh Bát Phẩm, chức Đội Trưởng chỉ huy 100 quân cấm vệ. Năm 1888 vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt, bị đưa đi đày tại Angieri Châu Phi. Đức ông Hà Ngọc Diệp tham gia vào đội nghĩa quân chống Pháp do lãnh tụ Phan Đình Phùng lãnh đạo. Đến năm 1895, Đức ông lâm bệnh nặng, sức lực cạn kiệt, buộc Đức ông phải rời hàng ngũ nghĩa quân. Năm 1898 Đức ông Hà Ngọc Diệp về đến quê nhà thôn Tứ Giáp, xã Điện An, huyện Điện Bàn làm ruộng nuôi người vợ ốm đau không tự đi đứng được.
Người dân làng Điện An tôn kính Đức ông Hà Ngọc Diệp không chỉ vì Đức ông có phẩm hàm Chánh Bát Phẩm do vua phong, đã
từng chỉ huy 100 nghĩa quân chống Pháp xâm lược, mà còn vì bản tánh ông lương thiện, thương người, luôn gần gủi của Đức ông, dân làng yêu mến gọi ông là “ông Bát Diệp”. Trong lòng Đức ông luôn nghĩ đến dân, căm ghét giặc ngoại xâm. Ngày 20 tháng 2 năm 1908, dân làng Điện An còn theo ông cùng với hàng ngàn đồng bào ở các thôn, xã khác bao vây dinh quận Điện Bàn tại Vĩnh Điện đòi thực dân Pháp giảm xâu thuế cho dân.
Thương vợ, yêu con, mỗi lần giặc Pháp đi càn bố, dân làng còn chứng kiến cảnh Đức ông vai cỏng vợ, tay dắt con đi chạy giặc. Đức ông Hà Ngọc Diệp từ biệt cháu con đi vào cỏi vĩnh hằng để lại một cuộc đời vô cùng phong phú, để lại cho dân làng Tứ Giáp – Điện An và con cháu Hà Ngọc biết bao thương tiếc.
Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế hệ con cháu Hà Ngọc từ đời thứ 19 đến đời thứ 21 vốn mang trong mình giòng máu yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm của các bật tiền hiền tộc họ Hà Ngọc để lại. Đóng góp sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến cứu nước. Có gia đình 4 người con trai ra trận. Có gia đình cha, con, rể, dâu đều là đảng viên. Có người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cháu con Hà Ngọc tại quê hương kiên cường bám trụ, chống đở, khắc phục, vượt qua biết bao địch hoạ, thiên tai hạn hán, bảo lụt. Con cháu Hà Ngọc lao động cần cù, tất cả họ đều là những công dân tốt, cháu chắt nội – ngoại có người hiện là Tiến sĩ, kỹ sư, cử nhân, cán bộ cao cấp trong quân đội.
Tất cả đều đồng tâm hướng về chữ “Ngọc”, sáng trong như “Ngọc” – tên lót mà tiền nhân đã đặt cho.
Giòng họ tộc Hà Ngọc trải mấy trăm năm, biết bao trầm tích lắng đọng của thời gian là huyền sử, là truyền thuyết, song đó là tất cả niềm tự hào, là điểm tựa tinh thần vĩnh cữu của các thế hệ cháu con Hà Ngọc tộc.
Trong bao lớp trầm tích của thời gian ấy, bóng dáng tổ tiên lồng lộng giữa mây ngàn gió núi. Linh hồn của cha ông luôn bàng bạc phù hộ cho bao lớp cháu con. Xương máu của bao thế hệ tiên liệt tộc Hà Ngọc thấm đẫm từ Cao Bằng địa đầu Tổ quốc đến Thanh Hoá, Thuận Hoá, Phú Xuân, đến Điện An, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam kiên cường trung dũng.
Vốn mang trong người dòng máu yêu nước, yêu công lý, chuộng lẽ công bằng, giòng máu phiêu bạt dặm dài trên những nẽo đường thiên lý của ông cha, hậu duệ tộc Hà Ngọc đã có mặt, an cư trên các vùng đất Phương Nam từ thành phố Hà Chí Minh đến Tây Ninh, Tiền Giang, Cần Thơ miền cực Nam của Tổ quốc.
Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, để mãi mãi khắc ghi công lao – công ơn của bậc tiền nhân đã dày công xây dựng để có một họ tộc Hà Ngọc ngày hôm nay sánh vai cùng các họ tộc khác của trăm họ Việt Nam cùng kiến tạo dựng xây đất nước.
Lớp hậu duệ đời thứ 20 – 21, xin xây dựng và in ấn xuất bản cuốn Gia phả của tộc Hà Ngọc.
Như phần trên chúng tôi đã đề cập, trải bao trầm tích của thời gian, lịch sử Gia phả Hà Ngọc chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác, là Gia phả của huyền sử, truyền thuyết. Do vậy, sẽ không tránh được những hạn chế, thiếu sót. Đây là việc làm cực kỳ khó khăn. Song, chúng tôi nghĩ, dù khó cũng phải làm, ngày nay làm đã chậm, đã khó, nếu kéo dài đến con cháu dời sau thì càng chậm càng khó hơn khi tiếp cận với chiều dài lịch sử dòng tộc.
Với tinh thần đó, chúng tôi mong rằng: Bà con nội – ngoại ruột rà trong họ tộc, các vị thân hào, nhân sĩ, trưởng lão của các họ tộc khác trong xã Điện An, trong thôn Ngọc Tứ và các nơi khác trong và ngoài tỉnh Quảng Nam nhiệt tình góp ý bổ sung. Mong rằng cuốn Gia phả tộc Hà Ngọc nhờ đó sẽ đầy đủ hơn.
“Tổ tiên công đức muôn đời thịnh.
Con cháu thảo hiền vạn đại vinh”.
Thay mặt lớp hậu duệ đời thứ 20 – 21
Hà Ngọc Cần
Kính cáo
Theo truyền thuyết, tại tỉnh Cao bằng có họ Hà ở đây khá đông, khai phá đất hoang lập làng định canh, định cư cùng nhiều họ khác. Vào năm 1248, ngài Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1253-1330)* chinh phạt loạn Trịnh Giác Mật, người người trưởng tộc họ Hà thông hiểu tiếng dân tộc giúp tướng quân Trần Nhật Duật thu phục giặc, khôi phục sự đoàn kết các họ Đại Việt miền biên thùy Tây Bắc.
Năm 1418, vua Lê Lợi chiêu mộ nghĩa sĩ, một chi họ người họ Hà từ Cao Bằng về Thanh Hóa tham gia nhĩa quân Lam Sơn. Người họ Hà bắt đầu phát triển tại Hà Trung, Thạch Thành, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống, Bá Thước …
Đến năm 1558 (Mậu Ngọ), Nguyễn Hoàng được Chúa Trịnh sai vào trấn đất Thuận Hóa, khai mở Hoành Sơn, họ Hà Thanh Hóa cùng nhiều dòng họ khác đi theo. Trong đợt khai mở nầy họ Hà đến định cư tại đất Thuận Hóa, sanh con cháu thành một chi họ mới tại đây.
Những cánh chim đi tìm đất lành chưa chịu dừng lại, khoảng năm 1700, từ Phú Xuân một nhóm người họ Hà băng đèo Hải Vân đến lập làng Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vốn vùng đất nầy thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa; cùng ba họ: Đỗ Như, Nguyễn Trọng, Đoàn Thế. Họ Hà chia làm hai chi họ, một bên là Hà Phước một bên là Hà Ngọc.
Trở lại với hệ thống phả hệ họ Hà Ngọc, người cao đời nhất ghi trong gia phả cũ là ngài Hà Ngọc Khanh.
Họ Hà Ngọc thôn Ngọc Tứ hiện nay chọn ngài Tổ đời XI làm Tổ chi họ, mười đời trước tôn thành Tiên tổ. Đời hậu duệ sau cùng trong thời điểm nầy là đời thứ XXII.
Từ vị Tổ đời XI đến đời XIV ghi trực hệ, đến đời ngài Hà Ngọc Cách (đời XIV) sanh hạ hai ông, ông Hà Ngọc Đắc là anh không nối hậu và ông em là ông Hà Ngọc Hải.
Ông Hà Ngọc Hải cưới bà Thái Thị Thường, người họ Thái cùng xã; cũng sanh hai ông con trai, ông anh mất ông em còn. Ông anh là Hà Ngọc Hai có vợ là bà Đoàn Thị Sáu, người cùng làng, về sau thất tự.
Ông em là ông Hà Ngọc Nha, đời thứ XVI, cưới bà Đỗ Thị Sỹ, người trong làng, sanh trai gái năm người, trưởng nam là ông Hà Ngọc Chấn, tiếp đến là ông Hà Ngọc Hoạn, ông Hà Ngọc Trác, bà Hà Thị Thơ, Hà Thị Chi.
Ông Hà Ngọc Chấn đời thứ XVII, sanh 2 ông con trai, ông Hà Ngọc Nhỏ là anh, cưới bà Nguyễn Thị Biểu, sanh một đời hết hậu; ông Hà Ngọc Lực cưới bà Phạm Thị Hiếu, sanh hạ hai đời, đời thứ XX thì thất tự; nhánh lớn của phái Nhất vô tự, nhập hương hỏa Mục tổ và Tùng tự tại từ đường.
Ông Hà Ngọc Hoạn đời thứ XVII, cưới bà Đoàn Thị Sửu, sanh ông Hà Ngọc Lội trưởng nam và 2 bà, một bà xuất giá về Bồ Mưng một bà xuất giá về làng Phong Nhất. Ông Hà Ngọc Lội cưới bà Trần Thị Luộc người làng Phong Nhất, sanh hạ Phái Nhất đến đời thứ XXII hiện nay.
Ông Hà Ngọc Trác đời thứ XVII, con trai thứ ba của ông Hà Ngọc Nha, cưới bà Trần Thị Đích sanh ra 7 người con, 5 trai, có 2 thất tự và 2 người con gái. Ông là người đầu Phái Nhì.
Ông Hà Ngọc Chương đời thứ XVIII, trưởng nam của ông Hà Ngọc Trác; cưới bà Đoàn Thị Dinh sanh hạ Chi Một của Phái Nhì đến đời thứ XXII.
Ông Hà Ngọc Diệp đời thứ XVIII, thứ nam của ông Hà Ngọc Trác; cưới bà Võ Thị Trỉ, sanh hạ Chi Hai của Phái Nhì đến đời thứ XXII. Chi Hai phái Nhì là chi đông con cháu nhất của họ Hà Ngọc, làng Ngọc Tứ và cũng là những hậu duệ đảm đương những thịnh suy trong dòng họ.
Ông Hà Ngọc Hý đời thứ XVIII, con trai út của ông Hà Ngọc Trác; cưới bà Nguyễn Thị Tâm, sanh hạ Chi Ba của Phái Nhì đến đời thứ XXI có hai người con trai.
Người họ Hà Ngọc xưa nay bản chất hiền lành, cần cù cày sâu cuốc chín, chủ yếu gắn liền với nhà nông nhiều đời. Trải qua
thăng trầm của thời cuộc, họ Hà ảnh hưởng truyền thống đấu tranh, yêu quê hương của xứ sở Điện Bàn nên thời kỳ nào cũng có người họ Hà tham gia các phong trào yêu nước, thoát ly gia đình để gánh vác nợ núi sông.
Ông Hà Ngọc Diệp, sanh năm 1865, năm 1881 dự thi chọn võ sinh tại Điện Bàn, năm sau đậu vào võ sinh tỉnh Quảng Nam và năm 1883 lại được tuyển vào Ngự Lâm quân dưới triều vua Phúc Kiến, sau đó cùng đội quân phò tá vua Hàm nghi ra Tân Sở, Quảng Trị.
Tháng 7 năm 1885 vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương chống Pháp, ông vẫn theo phò vua ra đến Ấu Sơn, Hương Khê, Hà Tỉnh. Tháng 11 năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt, ông vào nghĩa quân của ông Phan Đình Phùng tiếp tục thực hiện chí hướng của mình.
Năm 1895, bệnh nặng, sức yếu; ông xin về an dưỡng làm ruộng cùng bà bù đắp lại một thời 15 năm lưu lạc để riêng bà gánh hết việc gia đình và cả việc phụng dưỡng mẹ cha, nuôi con thay chồng. Những năm tháng cuối đời, bà bị tai biến trở thành người tàn tật, ông là người chăm sóc, cõng dắt lúc giặc giã. Đến 19 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1954) bà chết, sau hơn 6 năm, ngày mùng 7 tháng 2 năm Canh Tý (1960), ông qua đời, thọ 95 tuổi. Ông là đội trưởng coi 100 quân cấm vệ, được vua Hàm Nghi phong tặng hàm Chánh Bác Phẩm triều đình, ông là tấm gương gần nhất và sáng nhất trong quá khứ của các thế hệ họ Hà.
Khi có phong trào chống Pháp của các sĩ phu người Điện Bàn hưởng ứng theo các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ; của Mặt trận Việt Minh, lớp kế tục đời thứ XIX của họ Hà đã tham gia chống thuế, vào lực lượng cán bộ, dân quân Việt Minh, là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, đóng góp công của cứu nước.
Đến năm 1954, đất nước phải chia đôi, ông Hương Cần tức ông Hà Ngọc Xinh tiếp tục làm cơ sở Cách mạng, nhà ông là cơ quan bí mật họp hội, in ấn tài liệu (thạch bản cất giấu dưới giếng bùn và nước sâu không tìm lại được). Các con ông, hai người tập kết ra Bắc. Người con thứ hai, tham gia lực lượng võ trang Quân đội Nhân dân Việt nam, hàm Thiếu úy, công tác phía Bắc; sau chuyển sang học ngành Y Dược, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc
Công ty Dược Yên Bái, Năm 1976 lại chuyển về Quảng Nam phụ trách ngành Thủy Lợi của tỉnh.
Người con trai thứ ba, về Nam chiến đấu trong vai trò chính trị viên Trung đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường Tây Nguyên sau chuyển sang chiến trường Đông Nam bộ, nghỉ hưu về được phong hàm Đại Úy, chuyển ngành dân chính giữ chức Phó Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam.
Người con cả là ông Hà Ngọc Cần đưa vợ con vào Nam hoạt[vt2] động trong Cánh 109, xây dựng cơ sở nội thành tại thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt đưa đi tù Côn Đảo.
Người con trai cuối cùng của ông Hương Cần cũng vào chiến khu, là bộ đội Quân Đội Nhân dân Việt Nam, bị thương chuyển về Tỉnh Đội Tây Ninh, nghỉ hưu được phong hàm Đại Tá. Những người con họ Hà Ngọc tại quê nhà hưởng ứng đi đầu các chính sách của Đảng, Nhà Nước góp phần tích cực trong cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân, đấu tranh giành lại độc lập tự do.
Sau ngày Giải phóng, thống nhất đất nước, con cháu đời XX còn tham gia công tác Nhà Nước một thời gian, lớn tuổi phải về nghỉ hưu. Một số khác xây dựng kinh tế gia đình ở Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bình Thuận, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đến định cư lập nghiệp sanh con cháu họ Hà Ngọc, chắc chắn sẽ hình thành những phân chi Hà Ngọc tại đó và họ Hà Ngọc thôn Ngọc Tứ luôn luôn là cội nguồn để cùng nhau Hội Tổ. Lớp người đời XXI trưởng thành, chăm lo học tập, tốt nghiệp Đại học rất nhiều, được bố trí từ công tác chính quyền đến công tác chuyên môn, Giám đốc các cơ quan kinh tế công tư, dẫn theo một lớp người là rễ dâu ở nhiều vị trí quan trọng. Đời XXII còn quá trẻ, hiện đang đi học.
Trong gia tộc họ Hà Ngọc hầu hết theo tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, tình cảm gia tộc rất gắn bó, đoàn kết, luôn chia sẻ những đau buồn của thân quyến dù ngoại hay nội. Hiện nay, do công tác, do môi trường thuận lợi với cuộc sống , họ Hà Ngọc có mặt khắp nơi. Sự giao hảo với những dòng họ khác, với đồng chí, với người cùng quê hương họ Hà Ngọc rất chân tình, thể hiện nét hiền hòa ông cha lâu đời để lại.
Theo thống kê từ tư liệu của gia phả hiện nay tổng số người từ đời XI đến đời XXII cả người đã chết và còn sống có 160 người. Số người hiện nay đang sinh sống, công tác, học tập là 88 người. Trong quá trình xây dựng hạnh phúc gia đình cho những người trưởng thành đã diễn ra 74 cuộc hôn phối, các họ gần xa đã thành thông gia là 19 họ. Gồm có họ Hà Phước 1, họ Trần 10 cuộc, họ Đỗ 4 cuộc, họ Lữ 1 cuộc, họ Nguyễn 22 cuộc, họ Lê 7 cuộc, họ Phạm 3 cuộc, họ Thái 1 cuộc, họ Võ 4 cuộc, họ Phan 5 cuộc, họ Trương 1 cuộc, họ Huỳnh 1 cuộc, họ Dương 3 cuộc, họ Lương 1, họ Đoàn 8 cuộc, họ Đinh 2 cuộc, họ Trịnh 1 cuộc, họ Ngô 1 cuộc, họ Kiều 1cuộc.
Ngày chạp mả hằng năm là ngày mùng 2 tháng chạp, ngày tế thu là ngày 24 tháng 7; con cháu các nơi theo lệ không cần nhắc bảo tập trung về nhà thờ cúng giỗ. Lễ cúng thường bố trí một người lớn tuổi hoặc trưởng tộc làm chánh tế, quỳ lạy nghinh tiên linh Triệu Tổ tại bàn giữa; hai người khác là bồi tế, phân hiến quỳ lạy nghinh Chiêu Tổ Mục Tổ hai bàn bên, học trò lễ dâng tiến lễ. Các nghi thức khác có nhạc lễ, văn tế, trống chiêng, trong ngoài cờ lọng. Đây là hình thức văn hóa dân gian đất Quảng khôi phục lại khoảng 10 năm trở lại đây. Lễ vật thường là hương, hoa, quả, xôi, bánh dân giã, heo, gà... nói chung cổ bàn đải cho con cháu món nào đều bày lên cúng cả.
Ý nghĩa của ngày chạp mả là lúc tập trung đi thăm, xem xét chỉnh trang lại mồ mả; dâng lễ lên để tưởng nhớ Tổ tiên; cuối cùng là cơ hội con cháu nội ngoại họp mặt, ghi nhận mối quan hệ huyết thống, biết vai thứ, đời trong họ, tránh những trường hợp loạn cương thường đạo lý. Kinh phí thường không có quỹ hương hỏa nên người đến dự ăn uống trò chuyện xong góp tiền mới ra về. Ngày tế Xuân và tế Thu, lễ phẩm đơn hơn, chỉ có lo việc cúng. Nhập gia tùy tục, người họ Hà cùng nhiều họ tại Quảng Nam đều có giống nhau, quy mô lớn nhỏ tùy năng lực và số lượng con cháu.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Điện An là một xã thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Xã Điện An có diện tích 10,78 km², dân số năm 1999 là 12742 người, mật độ dân số đạt 1182 người/km².
Vùng đất Điện Bàn xưa từ năm 192 đến năm 1306 thuộc vương quốc Chăm Pa.
Sau cuộc hôn nhân huyền thoại của công chúa Trần Huyền Trân vào năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần để làm sính lễ. Năm 1307, hai châu Ô và Lý được đổi thành Thuận Châu, Hóa Châu. Vùng đất Điện Bàn thuộc phần đất phía Nam của Hóa Châu.
Năm 1435, địa danh Điện Bàn được Nguyễn Trãi ghi vào “Dư địa chí” gồm 95 xã thuộc phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hóa.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1520, vua Lê Chiêu Tông đổi thành trấn Quảng Nam. Điện Bàn bấy giờ vẫn là một huyện thuộc phủ Triệu Phong của trấn Thuận Hóa xưa.
Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi thành dinh Quảng Nam và năm 1604 tách huyện Điện Bàn ra khỏi trấn Thuận Hóa, thăng lên thành phủ và nhập về Quảng Nam. Dinh trấn Quảng Nam đóng tại xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, do các công tử của Chúa Nguyễn lần lượt đến trấn thủ.
Năm 1803, vua Gia Long lập dinh Quảng Nam gồm 2 phủ: Thăng Hoa và Điện Bàn. Phủ Điện Bàn gồm 2 huyện: Diên Phước và Hòa Vang. Năm 1806, dinh Quảng Nam đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh thuộc Kinh Sư. Năm 1827, vua Minh Mạng cho đổi thành trấn Quảng Nam. Năm 1832, đổi trấn Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1833, tỉnh đường Quảng Nam được xây dựng tại làng La Qua. Năm 1899, phủ Điện Bàn có thêm huyện Đại Lộc. Sang đầu thế kỷ XX, khi huyện, phủ thành những đơn vị hành chính riêng thì huyện Điện Bàn hôm nay chính là phần đất của huyện Diên Phước trước đây.
Theo phân chia địa giới hành chánh hiện nay Điện Bàn có 19 xã: Điện An · Điện Dương · Điện Hòa · Điện Hồng · Điện Minh ·
Điện Nam Bắc · Điện Nam Đông · Điện Nam Trung · Điện Ngọc · Điện Phong · Điện Phước · Điện Phương · Điện Quang · Điện Thắng Bắc · Điện Thắng Nam · Điện Thắng Trung · Điện Thọ · Điện Tiến · Điện Trung và thị trấn Vĩnh Điện là huyện lị.
|
Điện Bàn trải từ 15050' đến 15057' vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 108020’ kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ và là tỉnh lỵ Quảng Nam 48 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam. Phía
Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc.
Với diện tích là 214,28 km2, dân số (theo thống kê ngày 1/4/2009) là 195.048 người. Nhiệt độ trung bình 25,5 Oc; độ ẩm trung bình 82,3%; lượng mưa bình quân năm 2000-2500mm, tập trung các tháng 9,10,11.
Điện Bàn là huyện phát triển nhất hiện nay của tỉnh Quảng Nam, với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, với khu thị trấn Vĩnh Điện đang phát triển sầm uất. Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Vì vậy, việc xây dựng Điện Bàn trở thành một trong
những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn với các chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của Bắc Quảng Nam; trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo của khu vực là tất yếu khách quan nhằm tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế vốn có của huyện. Và dự định vào năm 2015 Điện Bàn sẽ được nâng cấp thành thị xã, với trung tâm là thị trấn Vĩnh Điện và khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề đúc đồng Phước Kiều, gỗ mỹ nghệ truyền thống Nguyễn Văn Tiếp, bánh tráng Phú Triêm ... Nghề trồng dâu nuôi tằm cùng vói việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực đất bồi rất phì nhiêu Gò Nổi. Ngoài ra Điện Bàn còn có những đặc sản mà du khách nhiều nơi đến thưởng thức sẽ có cảm nhận một Quảng Nam rất ấn tượng: Thịt bò thui Cầu Mống, Mì Quảng Phú Chiêm, Tré Vĩnh Điện./.
NGƯỠNG VỌNG
BỔN ÂM ĐƯỜNG THƯỢNG
CAO ĐẠI VIỄN TỔ LỊCH ĐỢI TÔNG THÂN
LƯ GIANG QUẬN
HÀ TỘC TRIỆU TỔ
TRUY NIỆM
TIỀN NHƠN
BẮC ĐỊA SƠ CƠ HỆ
XUẤT NAM THIÊN QUÁN
TRIỆU PHONG PHỦ - THUẬN HÓA TRẤN
THẬP ĐẠI TỔ TIÊN
SƠ CƠ
NGỌC TỨ THÔN, ĐIỆN AN XÃ,
ĐIỆN BÀN PHỦ, QUẢNG NAM TỈNH,
THẬP NHẤT THẾ TIỀN HIỀN
DĨ HẠ TRUYỀN THỪA
HÀ NGỌC TỘC
PHỤNG SAO – TU SOẠN
QUÝ TỴ
2013
Nhìn đến ân của Tổ Tiên dòng họ Hà các đời cao xa từ nơi nguyên thủy. Nghĩ về người trước tạo dựng cơ nghiệp đầu tiên nơi đất Bắc và mười đời đi đến phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa .
Nơi tân tạo là thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ Tiền Hiền đời thứ mười một nối tiếp về sau của họ Hà Ngọc.
| ||
|
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
弟十壹世祖 前贤初基大郎 何玉铿 ĐỆ THẬP NHẤT THẾ TỔ TIỀN HIỀN SƠ CƠ ĐẠI LANG HÀ NGỌC KHANH Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An; cải táng tại xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn |
Theo lời truyền của gia tộc thì ngài là Tiền hiền họ Hà. Ngài là người quyết định lấy chữ “Ngọc” làm chữ lót cho họ Hà, bắt đầu Hà Ngọc Tộc từ đời ngài Hà Ngọc Khanh, đời thứ XI. Ngài Hà Ngọc Khanh đến thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khai mở đất, thành tiền hiền tại đây. Ông sanh bao nhiêu người con không rõ, chỉ biết ông Hà Ngọc Nhơn thuộc trong trực hệ từ đời thứ XI đến đời thứ XIV của các đời sau.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC NHƠN
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC KHANH
弟十贰世祖 何玉仁 Ông HÀ NGỌC NHƠN Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, cải táng tại xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp âm lịch |
Ngài Hà Ngọc Nhơn, đời XII được xác định Trưởng Tộc đầu tiên của họ Hà Ngọc.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC KHÁNH
|
Khu mộ 5 vị Tổ họ Hà Ngọc
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
CON ÔNG HÀ NGỌC NHƠN
弟十参世祖 何玉庆 Ông HÀ NGỌC KHÁNH Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, cải táng tại xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn Kỵ theo ngày chạp mả mùng 2 tháng chạp âm lịch |
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC CÁCH
|
Khu mộ nghĩa địa Cẩm Hà, Tp. Hội An
ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN
CON ÔNG HÀ NGỌC KHÁNH
弟十四世祖 何玉隔 HẬU HIỀN HÀ NGỌC CÁCH Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, cải táng tại xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp âm lịch |
Theo các vị cao nên của hai dòng họ Hà Phước và Hà Ngọc kể lạ thì hai họ nầy là một gốc, đến đời ông Hà Ngọc Cách mới tách từ họ Hà Phước thành một chi họ riêng. Trước đây, hằng năm giỗ tộc chi họ Hà Phước tổ chức rước sắc ngài Hà Ngọc Cách về tế lễ, văn khấn chi Hà Phước nay còn lệ cáo triệu ngài Ngọc Cách.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC ĐẮC
1. Ô. HÀ NGỌC HẢI
ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM
CON ÔNG HÀ NGỌC CÁCH
弟十五世祖 何玉得 1. Ông HÀ NGỌC ĐẮC Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, cải táng tại Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 |
ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM
CON ÔNG HÀ NGỌC CÁCH
弟十五世祖 何玉海 2. Ông HÀ NGỌC HẢI Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 | 弟十五世祖 太氏常 Bà THÁI THỊ THƯỜNG Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 |
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC HAI
2. Ô. HÀ NGỌC NHA
ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU
CON ÔNG HÀ NGỌC HẢI
弟十六世祖 何玉台 1. Ông HÀ NGỌC HAI Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 | 弟十六世祖 段氏... Bà ĐOÀN THỊ SÁU Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 |
Ông bà vô tự
ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU
CON ÔNG HÀ NGỌC HẢI
弟十六世祖 何玉伢 2. Ông HÀ NGỌC NHA Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 | 弟十六世祖 杜氏仕 Bà ĐỖ THỊ SỸ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày rằm tháng 4 |
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC CHẤN
2. Ô. HÀ NGỌC HOẠN
3. Ô. HÀ NGỌC TRÁC
4. B. HÀ THỊ THƠ
5. B. HÀ THỊ CHÍ (Đề Chí)
ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY
CON ÔNG HÀ NGỌC NHA
弟十七世祖 何玉震 1. Ông HÀ NGỌC CHẤN Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, Cải táng Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn Kỵ ngày 24 tháng giêng âl. | 弟十七世祖 陈贵娘 Bà TRẦN QUÝ NƯƠNG Mộ: Tại Châu Bông, xã Điện An, cải táng Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày 24 tháng giêng âl. |
Ông cưới bà người họ Trần Châu Bông, làng Ngọc Tứ, tên bà xưa nay vẫn gọi là bà Trần quí nương, không biết đích danh là gì.
Ông mất mộ táng tại thôn Ngọc Tứ, bà mất táng tại Châu Bông, cùng xã Điện An; sau ngày Giải phóng cải táng tại nghĩa địa Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC NHỎ
2. Ô. HÀ NGỌC LỰC
ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY
CON ÔNG HÀ NGỌC NHA
弟十七世祖 何玉漶 2. Ông HÀ NGỌC HOẠN Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, Cải táng xã Cẩm Hà, Hội An. Kỵ ngày 24 tháng Giêng | 弟十七世祖 段氏丑 Bà ĐOÀN THỊ SỬU Sanh mất không rõ Mộ: Tại Châu Bông, xã Điện An Cải táng Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày 24 tháng Giêng |
Ông bà làm ruộng tại quê nhà, lúc qua đời mộ táng tại Điện An, sau ngày Giải phóng 1975 quy hoạch tại nghĩa trang Cẩm Hà, trong quần thể mộ họ Hà Ngọc.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC LỘI
2. B. HÀ THỊ BÁN
3. B. HÀ THỊ MÊN
ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY
CON ÔNG HÀ NGỌC NHA
弟十七世祖 何玉桌 3. Ông HÀ NGỌC TRÁC Sanh …….mất…… Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, Cải táng nghĩa địa xã Điện Nam, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch | 弟十七世祖 陈氏嫡 Bà TRẦN THỊ ĐÍCH Sanh …….mất…… Mộ: Tại Châu Bông, xã Điện An Cải táng nghĩa địa Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch |
Bà người làng Phong Nhất, cùng xã, ông bà làm nông.
Mộ ông bà hiện nay tại nghĩa địa Điện Nam, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC CHƯƠNG
2. Ô. HÀ NGỌC DIỆP (tức ông Bát Diệp)
3. Ô. HÀ NGỌC LANG Kỵ ngày 24.10
4. Ô. HÀ NGỌC HÚ Chết sớm
5. Ô. HÀ NGỌC HÝ
6. B. HÀ THỊ NGÔN
7. B. HÀ THỊ NGỮ
ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY
CON ÔNG HÀ NGỌC NHA
弟十七世祖 何氏 4. Bà HÀ THỊ THƠ Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch | 弟十七世祖 Ông ĐOÀN THẾ ỨNG Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn |
Bà còn được gọi là bà Tích, xuất giá về làm dâu người họ Đoàn cùng thôn.
Sanh hạ các cháu cố hiện còn là:
1. ĐOÀN THỊ LƯỠNG
2. ĐOÀN THỊ ĐÃI
3. ĐOÀN THẾ KHẢI
4. ĐOÀN THẾ CHÍ
5. ĐOÀN THẾ LẠI
Các cháu của bà hằng năm, ngày giỗ chạp đều có về tham dự.
ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY
CON ÔNG HÀ NGỌC NHA
弟十七世祖 何氏志 5. Bà HÀ THỊ CHÍ Sanh …….mất…… Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch | 弟十七世祖 ……………….. Ô…………………… Sanh …….mất…… Mộ: Thôn …………., xã…………. huyện ………… |
Bà xuất giá lấy Ông đề Chí, người cùng làng, làm chức Đề, thư lại của làng nên tục gọi là bà Đề Chí.
Sanh hạ:
1. ………………………….
2. …………………………
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC CHẤN
弟十捌世 何玉㳶 1. Ông HÀ NGỌC NHỎ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp | 弟十捌世 阮氏莩 Bà NGUYỄN THỊ BIỂU Mộ: Tại Châu Bông, xã Điện An huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp |
Ông Hà Ngọc Nhỏ cưới bà Nguyễn Thị Biểu, người Châu Bông. Ông bà làm ruộng và sanh 2 người con, bà mất mộ táng tại xứ Châu Bông, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An.
Ông Hà Ngọc Nhỏ là đích tôn của của ông Hà Ngọc Nha, con trai trưởng của ông Hà Ngọc Chấn, ông là con trưởng phái nhất tộc Hà Ngọc nhưng các con ông chết sớm, ông bà thất tự.
Mộ ông tại thôn Ngọc Tứ, xã Điện An. Nay dời về nghĩa địa Điện Nam trong quần thể mộ tộc, không phân biệt được.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC LŨY
2. Ô. HÀ NGỌC XOÀI
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC CHẤN
弟十捌世 何玉力 2. Ông HÀ NGỌC LỰC Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An, Huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp | 弟十捌世 阮氏孝 Bà PHẠM THỊ HIẾU Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An, Huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp |
Ông Hà Ngọc Lực sinh sống tại xã Điện An, ông là thứ nam của ông Hà Ngọc Chấn, em trai ông Hà Ngọc Nhỏ. Sau chuyển nhà lên làng Túy Loan sanh sống chỉ một thời gian, ông bà mất mộ táng tại quê cũ, hiện nay tại nghĩa địa xã Điện Nam.
Sanh hạ:
1. B. HÀ THỊ CHIM
2. B. HÀ THỊ MUA
3. Ô. HÀ NGỌC ĐỈNH
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC HOẠN
弟十捌世 何玉 ..雷 1. Ông HÀ NGỌC LỘI Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An, Huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp | 弟十捌世 陈氏..律 Bà TRẦN THỊ LUỘC Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An, Huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp |
Ông Lội cưới bà Luộc người họ trần làng Phong Nhất, Điện An.
Mộ ông bà tại thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, sau năm 1975 quy hoạch về nghĩa địa điện Nam, trong quần thể mộ tộc, không phân biệt được.
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC DỆN
2. B. HÀ THỊ CHÚC
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC HOẠN
弟十捌世 何氏半 2. Bà HÀ THỊ BÁN Mộ: Thôn Bồ Mưng, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn | 弟十捌世 Ông ……………………… Mộ: Xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn |
Bà Bán lấy chồng người làng Bồ Mưng, xã Điện Thắng, Điện Bàn.
Ông bà làm nông , con cháu bà còn tại Điện Thắng nhưng đã là chắc ngoại nên không về, do vậy không ai biết thêm thông tin ông bà.
Sanh hạ:
1. ……………………..
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC HOẠN
弟十捌世 何氏 3. Bà HÀ THỊ MÊN Mộ: Thôn Phong Nhất, xã Điện An, huyện Điện Bàn | 弟十捌世 Ông ……………………… Mộ: Thôn Phong Nhất, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày…./…. |
Bà Mên lấy chồng người làng Phong Nhất, xã Điện An. huyện Điện Bàn. Ông bà làm nông, không còn người biết rõ về bà hơn thông tin nầy.
Sanh hạ:
1. ………………………..
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何玉章 1. Ông HÀ NGỌC CHƯƠNG Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp | 弟十捌世 段氏营 Bà ĐOÀN THỊ DINH Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp |
Sanh hạ:
1. Ô. HÀ NGỌC XẰNG
2. B. HÀ THỊ HÒA
3. B. HÀ THỊ THẢO
4. B. HÀ THỊ LÁI
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何玉叶 2. Ông HÀ NGỌC DIỆP Sanh năm Ất Sửu (1865) Mất năm Canh Tý (1960) Mộ: Cải táng tại Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch | 弟十捌世 武氏雉 Bà VÕ THỊ TRỈ Sanh …….mất…… Mộ: Cải táng tại Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày18 tháng 10 âm lịch |
|
Ông bà sanh 5 người con tại quê quán, người con trưởng theo ông, chết lúc chưa vợ, mộ tại làng An Cựu nay là phường An Cựu thành phố Huế; người con kế của ông chết sớm mộ tại gò Chim Chim tức Châu Bông, xã Điện An; ba người còn lại song toàn sanh hạ cháu con.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC CHI chết, mộ tại An Cựu, TP. Huế
2. HÀ NGỌC DẦN chết sớm, mộ tại Châu Bông
3. HÀ THỊ BIỂU
4. HÀ NGỌC XINH (tức ông Hương Cần)
5. HÀ NGỌC HỶ
|
Di ảnh đức ông Bát Diệp
Chánh bát phẩm – Đội Trưởng Bách vệ quân
Đức ông Hà Ngọc Diệp
(1865-1960)
Đức ông Hà Ngọc Diệp là con trai thứ hai trong số 7 người con của đức ông Hà Ngọc Trác và đức bà Trần Thị Đích. Đức ông Hà Ngọc Diệp sinh vào năm 1865 từ nhỏ đức ông có tiếng là thông minh đỉnh ngộ, lớn lên tướng mạo khôi ngô, sức khỏe hơn người.
Cụ cố tổ Hà Ngọc Trác muốn cho ông đi học theo đường nho hoc, thơ phú, song đức ông không đồng ý, người thưa với phụ thân rằng: Thời loạn cần sức khỏe ra gánh vác việc đời, trợ giúp trăm họ, con quyết chí đi tìm thầy để học võ nghệ.
Năm 1881, đức ông xin phép phụ thân lên vùng rừng núi Nam Giang – Thượng nguồn sông Thu Bồn vì nghe tiếng tăm trên ấy có thầy giỏi.
Năm 1984, người trở về quê nhà vâng lời phụ mẫu đức ông lập gia đình thành thân với đức bà Võ Thị Trỉ người làng Bát Nhị.
Một lý do khác để người quyết định trở về quê là vâng lời sư phụ. Khi hay tin Tổng đốc Quảng Nam loan truyền mở hội thi chọn võ sinh. Cuộc thi tổ chức vào giữa tháng chạp. Đức ông thi đậu võ sinh của tỉnh và được chọn đưa ra Huế sung vào đội Ngự lâm quân. Sau cuộc chính biến tại kinh đô Huế đêm ngày 7 tháng 7 Ất Tỵ năm 1885, đức ông cùng đội quân 300 người bảo vệ vua Hàm Nghi ra vùng Tân Sở Quảng Trị. Giữa năm 1885 vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần Vương với ý thức trách nhiệm rất rõ ràng của một ông vua khi đất nước có ngoại xâm, kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến.
Ngày 10 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1886) đức ông Hà Ngọc Diệp được vua Hàm Nghi sắc phong Hàm Chánh Bát Phẩm, chức đội trưởng bách vệ quân chỉ huy 100 quân cấm vệ (cùng với hai người khác một ở Quảng Ngãi và một ở Quảng Trị cùng được sắc phong mỗi vị chỉ huy 100 quân).
Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng lên cầm vũ khí chống Pháp. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương. Bọn chúng đã tìm mọi cách bắt cho được vua Hàm Nghi, linh hồn của cuộc kháng chiến để dập tắt phong trào ngay từ đầu não. Thực dân Pháp đã dùng kế nội gián bắt được vua Hàm Nghi tại căn cứ Hà Tĩnh vào ngày 14 tháng 10 năm Bính Thân 1888. Chúng đưa đức vua trở về Huế và tìm mọi cách thuyết phục, dụ dỗ buộc đức vua chấp nhận làm vua bù nhìn cho thực dân Pháp. Song vị vua trẻ yêu nước mới 17 tuổi này đã khẳng khái khước từ: “Tôi, thân đã tù, nước đã mất, làm vua đại diện cho ai ? Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đày đức vua đi Angiêri (thủ đô Angiêri – Châu Phi – Thuộc địa của Pháp).
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, cuối năm 1888 đức ông Hà Ngọc Diệp cùng đội quân của ông tình nguyện tham gia vào đội nghĩa quân chống xâm lược Pháp do đức ông Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là nghĩa quân trang bị giáo mác gươm đao là chủ yếu, chống lại đội quân được trang bị tối tân lúc bấy giờ – giặc Pháp và lực lượng tay sai của Pháp. Thế nhưng nghĩa quân đã có nhiều trận đánh thắng lợi.
Sau 8 năm chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân (1888-1895) đức ông Hà Ngọc Diệp lâm bệnh nặng, sức khỏe rất nguy kịch. Lãnh đạo nghĩa quân cụ ông Phan Đình Phùng đến thăm và nói với đức ông “Lòng ta không muốn, vẫn buộc phải khuyên ông nghỉ việc binh về quê dưỡng bệnh may ra còn sống”.
Rời khỏi hàng ngũ nghĩa quân, nhờ đồng bào dân tộc vùng rừng núi Vụ Quang – Hà tỉnh – chiến khu của nghĩa quân, hết lòng chăm sóc nuôi dưỡng, chữa trị bằng lá cây rừng. Mãi đến năm 1898, đức ông mới về đến quê nhà.
Đức ông bắt đầu cuộc đời mới, cuốc đất, làm ruộng cùng với đức bà Võ Thị Trỉ – Người vợ thuỷ chung đã mòn mỏi chờ ngày đức ông quay về ròng rã hơn 10 năm. Tại quê nhà ông và bà sinh hạ được 5 người con.
- Hà Ngọc Chi, sinh năm 1900 (từ trần lúc sơ sinh)
- Hà Ngọc Dần, sinh năm 1902 (từ trần lúc con nhỏ).
- Hà Thị Biểu, sinh năm 1904.
- Hà Ngọc Xinh, sinh năm 1906.
- Hà Ngọc Hỷ, sinh năm 1908.
Vui sống cảnh điền viên nhưng trong lòng đức ông luôn nghĩ đến dân, đến nước, căm ghét bọn ngoại xâm. Ngày 20 tháng 3 năm 1908, trong lúc đức bà vừa mới sanh người con trai út, ông dặn vợ ở nhà tự chăm sóc, đức ông đã cùng dân làng xã Điện An kéo xuống quận lỵ Vĩnh Điện bao vây dinh quận Điện Bàn cùng với người dân khắp xứ Quảng Nam biểu tình đòi thực dân Pháp giảm thuế cho dân.
Năm 1909 chẳng may đức bà lâm trọng bệnh, hai chân bị liệt phải nằm một chỗ. Một mình đức ông vừa nuôi vợ, nuôi các con còn nhỏ. Những năm từ 1909 trở đi, giặc Pháp càn bố liên miên, dân làng phải đi lánh nạn. Người dân làng còn chứng kiến cảnh đức ông vai cõng vợ, tay dắt con đi chạy giặc song vẫn ân cần thăm hỏi, sẵn lòng giúp đỡ bà con.
Người dân làng Điện An tôn kính đức ông Hà Ngọc Diệp không chỉ vì đức ông có phẩm hàm Chánh Bát Phẩm do vua sắc phong đã từng chỉ huy 100 quân cấm vệ bảo vệ vua đã từng tham gia chiến đấu chống giặc Tây Dương xâm lược, mà còn vì bản tính đức ông lương thiện, thương người, luôn gần gũi với dân chúng. Chuyện kể vào năm 1958 có Đoàn Xoa (xã Xoa) tới nhà – nhân vật này thân Pháp sau trở giáo làm tay sai cho Mỹ – Diệm. Hai ông nhắc chuyện xưa, đề cập đến đức vua Hàm Nghi xã Xoa cho đó là ông vua phản tặc, làm giặc cỏ. Đức ông giận lắm, song vẫn từ tốn trả lời:
- Ông nói rứa tôi nghe rứa, còn bọn làm tay sai cho Tây cho Mỹ thì gọi là bọn giặc chồm ăn dơ uống bẩn ông hỉ. Xã Xoa giận dữ bỏ ra về.
Dân làng biết chuyện gọi đức ông là “ông Bát Diệp lớn gan không sợ cọp dữ”
Năm Đinh Hợi 1959 ngày 19 tháng 10 đức bà Võ Thị Trỉ tạ thế. Đức ông lúc ấy râu tóc đã bạc phơ, dáng người quắc thước thường chống gậy đi thăm các người em ở Nhất giáp, Bát Nhị, thăm bà con bên vợ ở Bát Nhị.
Đến một ngày vào năm Giáp Tý (1960) sau khi đi thăm viếng bà con các nơi, đức ông trở về nhà và nói với người con là ông Hà Ngọc Xinh.
- Ngày mai cha đi con hỉ!
Nghe cha nói vây, ông Hà Ngọc Xinh ngăn cản:
- Cha vừa đi cả tháng mới về, ở nhà nghỉ ngơi, đừng đi nữa cha à.
Đức ông cười không nói gì. Hôm sau đức ông đi tắm sớm, lên giường nằm nghỉ và đúng trưa (ngọ) đức ông đi vào cõi vĩnh hằng như người nằm ngủ yên, thanh thản. Lúc ấy nhằm 12 giờ ngày mồng bảy tháng hai năm Giáp Tý (1960), đức ông thọ 95 tuổi.
Trải qua bao biến thiên dâu bể của thời cuộc, những năm tháng cuối đời đức ông vẫn một lòng nghĩ tới vua Hàm Nghi, vị vua
yêu nước của triều Nguyễn. Vui cùng đồng ruộng cỏ cây, mò cua câu cá, sống thanh bần. Căm hận bọn xâm lược, yêu cách mạng, ca ngợi Bác Hồ, ủng hộ Việt Minh.
Sống thuỷ chung trọn vẹn với làng nước với vợ con, biết trước ngày, giờ từ biệt cháu con trước lúc đi vào cỏi vĩnh hằng.
Đức ông Hà Ngọc Diệp để lại một tấm gương ngời sáng, niềm tự hào cho các thế hệ con cháu Hà ngọc tộc.
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何玉郎 3. Ông HÀ NGỌC LANG Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày 24 tháng 10 â l |
Ông Hà Ngọc Lang mất sớm lúc chưa vợ chưa con, nay còn nhớ ngày kỵ ông là ngày 24 tháng 10 âm lịch.
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何玉煦 4. Ông HÀ NGỌC HÚ Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn |
Ông Hà Ngọc Hú mất khi còn nhỏ.
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何玉戏 5. Ông HÀ NGỌC HÝ Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày mùng 5 tháng 10 | 弟十捌世 阮氏心 Bà NGUYỄN THỊ TÂM Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn Kỵ ngày 18 tháng 9 |
Ông Hà Ngọc Hý cưới Bà Tâm người họ Nguyễn, làng Hạ Nông, xã Điện Phước. Ông bà đông con nhưng con trai chỉ có ông Hà Ngọc Nhí, sanh hạ đến đời thứ XXI được hai cháu trai (con của ông Hà Ngọc Chơi tức ông Vinh). Bà Lương Thị Thủy vợ ông Vinh lo việc giỗ chạp hằng năm.
Sanh hạ
1. HÀ NGỌC HỢI Chết sớm, mộ tại Châu Bông
2. HÀ NGỌC NHÍ
3. HÀ THỊ ĐIỀN
4. HÀ THỊ THUYÊN
5. HÀ THỊ HUỆ
6. HÀ THỊ CUỐC
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何氏言 6. Bà HÀ THỊ NGÔN Sanh …….mất 1958 Mộ: Thôn Bát Nhị, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn | 弟十捌世 阮孟 Ông NGUYỄN MẠNH (BIỆN MẠNH) Sanh …….mất 1956 Mộ: Thôn Bát Nhị, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn |
Bà Ngôn thường gọi là bà Mạnh, lấy chồng là ông Biện Mạnh, người họ Nguyễn, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông, bà qua đời năm Mậu Tuất (1958), ông mất năm Bính Thân (1956); mộ ông bà táng tại làng Bát Nhị, xã Điện Phước.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN HƯỜNG
2. NGUYỄN THỊ SỮU
3. NGUYỄN THỊ HÚY
ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁC
弟十捌世 何氏語 7. Bà HÀ THỊ NGỮ Sanh …….mất 1959 Mộ: Phong Nhất, xã Điện An, huyện Điện Bàn. | 弟十捌世 阮文私 Ông NGUYỄN VĂN TƯ Sanh …….mất 1961 Mộ: Phong Nhất, xã Điện An, huyện Điện Bàn. |
Bà Ngữ lấy chồng họ Nguyễn, người làng Phong Nhất, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Ông Nguyễn Văn Tư, người trong làng thường gọi là ông Tư Khóa, bà mất năm Kỹ Hợi (1959), năm Tân Sửu (1961) ông cũng qua đời.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN THỊ KHÓA
2. NGUYỄN THỊ KHÓA EM
3. NGUYỄN VĂN HUỆ (Một)
Phái nhất
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC LỰC
弟十玖世 何氏 1. Bà HÀ THỊ CHIM Sanh …….mất…… Mộ: Thôn ………, Xã ………., | 弟十玖世 Ông ……………………… Sanh …….mất…… Mộ: Thôn …………., Xã ……….., Huyện ………….. |
Bà Chim trưởng nữ của ông Hà Ngọc Lực, lấy chồng họ ………… người làng …………….., Huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông, đều qua đời, lớp sau không rõ.
Sanh hạ:
1. …………………….. Sanh năm
2.
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC LỰC
弟十玖世 何氏 2. Bà HÀ THỊ MUA Sanh …….mất…… Mộ: Bồ Mưng, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn | 弟十玖世 Ông ……………………… Sanh …….mất…… Mộ: Bồ Mưng, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày…./…. |
Bà Mua, lấy chồng họ…………… người làng Bồ Mưng, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông, hiện nay con cháu bà sanh sống tại xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, ít khi về nên không rõ.
Sanh hạ:
1. …………………….. Sanh năm
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC LỰC
弟十玖世 何玉鼎 3. Ông HÀ NGỌC ĐỈNH Sanh …….mất 1945 Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, cải táng tại nghĩa địa xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. Kỵ ngàymùng 2 tháng chạp | 弟十玖世 Bà ……………………. Sanh …….mất….. Mộ: Châu Bông, gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, cải táng tại nghĩa địa xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp |
Ông Hà Ngọc Đỉnh, con trai ông Hà Ngọc Lực; lập nghiệp tại làng Túy Loan, ông bà chỉ sanh được một người con trai nhưng chết lúc còn nhỏ, ông bà về lại Ngọc Tứ sống cùng anh em trong thân tộc. Ông bà qua đời, nhánh ông Hà Ngọc Lực vô tự, hương khói theo ngày chạp của tộc. Mộ ông dời về khu mộ tộc nghĩa địa xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC ĐẠT Chết năm 1946,
mộ tại Châu Bông
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC LỘI
弟十玖世 何玉揃 1. Ông HÀ NGỌC DỆN Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày 11 tháng 5 | 弟十玖世 阮氏戏 Bà NGUYỄN THỊ HÝ Sanh không rõ, mất1986 Mộ: tại gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày13 tháng 3 |
Ông Hà Ngọc Dện Trưởng nam của ông Hà Ngọc Lội, ông cưới bà Nguyễn Thị Hý người cùng thôn.
Ông bà làm nông tại quê nhà, tuổi già qua đời. Ông mất ngày 12 tháng 5 năm Quí Tỵ (1953); bà mất ngày 14 tháng 3 năm Bính Dần (1986). Mộ ông táng tại thôn Ngọc Tứ, nay cải táng quy hoạch trong khu mộ tộc tại nghĩa địa Cẩm Hà, thành phố Hội An.
Sanh hạ: Ảnh bà Nguyễn Thị Hý
1. HÀ NGỌC RẾ chết sớm, mộ làng Châu Bông
2. HÀ THỊ TRẢ
3. HÀ NGỌC TRÁCH
4. HÀ THỊ DUNG
5. HÀ THỊ NỒI
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC LỘI
弟十玖世 何氏祝 2. Bà HÀ THỊ CHÚC Sanh mất không rõ Mộ: phường Cẩm Nam, thành phố Hội An | 弟十玖世 Ông ……………………… Sanh …….mất…… Mộ: phường Cẩm Nam, thành phố Hội An |
Bà Chúc con gái của ông Hà Ngọc Lội, thường gọi là bà Chè, lấy chồng họ…………… người phường Cẩm Nam, thành phố Hội An.
Ông bà làm nông, con cháu bà hiện sanh sống tại Cẩm Nam.
Sanh hạ:
1. ………VĂN CHÈ
2. ………………
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐỈNH
弟二十世 何玉达 1. Ông HÀ NGỌC ĐẠT Sanh 19…. mất ……. Mộ: Tại Châu Bông, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Kỵ theo tộc, mùng 2 tháng chạp |
Ông Hà Ngọc Đạt chết lúc còn nhỏ, hương hỏa ông tòng theo Hà Ngọc tộc.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC DỆN
弟二十世 何玉缔 1. Ông HÀ NGỌC RẾ Sanh 19….mất ……. Mộ: Tại Châu Bông, gò Chim Chim thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày 13 tháng 4 |
Ông Hà Ngọc Rế tức ông Hai Rế chết lúc chưa vợ, mộ táng tại gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, hiện nay bị thất lạc. Kỵ giỗ thờ tự ông do ông Hà Ngọc Dũng lo.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC DỆN
弟二十世 何氏 2. Bà HÀ THỊ TRẢ Sanh 1929 - mất 1978 | 弟二十世 段支 Ông ĐOÀN CHI Sanh 1931- mất 1964 |
Bà Trả thường gọi là bà Chua, lấy chồng họ Đoàn Thế, người cùng làng.
Ông bà làm nông, chiến tranh ông bà ra ở Thanh khê, Đà Nẵng và đã qua đời. Các con ông bà trưởng thành định cư tại Thanh Khê, Đà Nẵng.
Sanh hạ:
1. ĐOÀN THẾ SANH
2. ĐOÀN THỊ DƯỠNG
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC DỆN
弟二十世 何玉责 3. Ông HÀ NGỌC TRÁCH Sanh 1932 - mất 1991 Mộ: Tại Gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày mùng 5 tháng 3 â l. | 弟二十世 阮氏鐄 Bà NGUYỄN THỊ VÀNG Sanh 1942 – mất 2007 Mộ: Tại Gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Kỵ ngày 13 tháng 6 â l. |
Ông Hà Ngọc Trách sanh tháng Chạp năm Quí Dậu (1932), là con thứ ba của ông Hà Ngọc Dện, anh ông mất sớm ông thành trưởng nam gánh vác việc thừa tự trong họ. Ông cưới bà Nguyễn Thị Vàng, người họ Nguyễn làng Yến Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Sanh thời ông bà làm nông, sanh được 4 người con. Ông qua đời, ngàymùng 6 tháng 3 năm Tân Mùi (1991); mộ táng tại Gò Chim Chim thôn Ngọc Tứ. Bà mất ngày 14 tháng 6 năm Đinh Hợi (2007), mộ tại gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An.
| |
Ảnh ông Hà Ngọc Trách và bà Nguyễn Thị Vàng
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC DŨNG
2. HÀ NGỌC TIẾN
3. HÀ THỊ NGA
4. HÀ NGỌC MỸ
|
Mộ ông Hà Ngọc Trách
|
Mộ bà Nguyễn Thị Vàng
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC DỆN
弟二十世 何氏容 4. Bà HÀ THỊ DUNG Sanh năm Ất Hợi (1934) | 弟二十世 段世香 Ông ĐOÀN THẾ HƯƠNG Sanh 19…. mất 1972 |
Bà Dung, con gái ông Dện, thường gọi là bà Dung, lấy chồng họ Đoàn Thế, người cùng làng.
Ông bà làm nông, ông qua đời năm Nhâm Tý (1972), bà hiện sanh sống tại Ngọc Tứ với con trai là Đoàn Thế Thương.
Sanh hạ:
1. ĐOÀN THẾ THƯƠNG
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC DỆN
弟二十世 何氏㘨 5. Bà HÀ THỊ NỒI Sanh 1937 | 弟二十世 武文思 Ông VÕ VĂN TƯ Sanh 1940 Mất 2001 |
Bà Nồi con út ông bà Hà Ngọc Dện, lấy chồng họ Võ, người xã Điện Phước, huyện Điện Bàn. Ông bà sanh 7 người con, gồm 5 trai 2 gái, con trai sanh sống tại quê nhà làng Bát Nhị, xã Điện Phước, con gái lớn theo chồng định cư lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, người còn lại lấy chồng về xã Điện Phương.
Ông bà làm nông, ở với con trai út là Võ Văn Thức; ông qua đời năm Tân Tỵ (2001).
Sanh hạ:
1. VÕ VĂN THẢO
2. VÕ THỊ THU
3. VÕ VĂN THANH
4. VÕ VĂN MINH
5. VÕ VĂN TÂM
6. VÕ THỊ TRÍ
7. VÕ THỊ THỨC
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁCH
弟廿一世 何玉勇 1. Ông HÀ NGỌC DŨNG Sanh năm Mậu Thân (1968) | 弟廿一世 阳氏金芝 Bà DƯƠNG THỊ KIM CHI Sanh năm Kỷ Dậu (1969) |
Bà Dương Thị Kim Chi người họ Dương Hiển, dòng họ ông nghè Dương Hiển Tiến làng Gò Nỗi, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn; kết hôn năm 1990.
Ông Hà Ngọc Dũng tốt nghiệp Tú Tài, về làm nông gần gủi phụng dưỡng mẹ cha, đảm nhận vai trò Tộc trưởng họ Hà Ngọc.
Bà Dương Thị Kim Chi theo chồng về làm nông, sanh ba người con gồm 1 trai 2 gái, hiện gia đình sinh sống tại Ngọc Tứ.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ NGỌC QUÝ Sanh năm 1991
2. HÀ NGỌC KHANH Sanh năm 1992
3. HÀ THỊ NGỌC TRANG Sanh năm 1994
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁCH
弟廿一世 何玉进 2. Ông HÀ NGỌC TIẾN Sanh năm Canh Tuất (1970) | 弟廿一世 梨氏玉宴 Bà LÊ THỊ NGỌC YẾN Sanh năm …………. (197..) |
Hà Ngọc Tiến cưới bà Lê Thị Ngọc Yến, người Châu Đốc, tỉnh An Giang năm 2002.
Ông Hà Ngọc Tiến làm công nhân, Lê Thị Ngọc Yến buôn bán.
Hiện gia đình sinh sống tại Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Sanh hạ:
1. HÀ LÊ NGỌC HƯNG sanh năm 2003
2. HÀ LÊ NGỌC THỊNH sanh năm 2007
|
|
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁCH
弟廿一世 何氏娥 3. Bà HÀ THỊ NGA Sanh năm Giáp Dần (1974) | 弟廿一世 阮文南 Chồng NGUYỄN VĂN NAM Sanh năm Giáp Dần (1974) |
Bà Hà Thị Nga lấy chồng về thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn.
Vợ chồng là công nhân, gia đình hiện sống tại thị trấn Vĩnh Điện.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN NGỌC HUY sanh năm 2013
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÁCH
弟廿一世 何玉美 4. Ông HÀ NGỌC MỸ Sanh năm Đinh Tỵ (1977) | 弟廿一世 乔氏南 Bà KIỀU THỊ NAM Sanh năm Nhâm Tuất (1982) |
Hà Ngọc Mỹ, con trai út của ông bà Hà Ngọc Trách, năm 2008 cưới bà Kiều Thị Nam, người xã Điện Nam Trung. Gia đình sinh sống tại thôn Ngọc Tứ.
Ông Hà Ngọc Mỹ là một hậu duệ của họ Hà Ngọc rất nhiệt tình với dòng họ, gia đình sinh sống tại thôn Ngọc Tứ, chồng là thầu xây dựng dân dụng, vợ làm công nhân.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC LIỄU sanh năm 2008
2. HÀ THỊ PHƯƠNG LINH sanh năm 2011
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC DŨNG
1. HÀ THỊ NGỌC QUÍ Sanh năm Tân Mùi (1991) | LỮ ĐÌNH THỌ Sanh năm Nhâm Tuất (1982) |
Hà Thị Ngọc Quý trưởng nữ của ông Hà Ngọc Dũng, lấy chồng về xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế, ngành Kế toán tổng hợp. Chồng đang học Đại học Xây dựng.
Gia đình lập nghiệp tại Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng.
Sanh:
1. LỮ HÀ THÚY AN sanh năm 2013
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC DŨNG
HÀ NGỌC KHANH Sanh năm 1992 |
……………………………………
…………………………………………………
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC DŨNG
HÀ THỊ NGỌC TRANG Sanh năm 1994 |
……………………………………
…………………………………………………
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TIẾN
HÀ LÊ NGỌC HƯNG Sanh năm 2003 |
……………………………………
…………………………………………………
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TIẾN
HÀ LÊ NGỌC THỊNH Sanh năm 2007 |
……………………………………
…………………………………………………
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC MỸ
HÀ NGỌC LIỄU Sanh năm 2008 |
……………………………………
…………………………………………
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC MỸ
HÀ THỊ PHƯƠNG LINH Sanh năm 2011 |
……………………………………
…………………………………………
PHÁI NHÌ –NHÁNH NHẤT
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC CHƯƠNG
弟十玖世 何玉矼 1. Ông HÀ NGỌC XẰNG Sanh 19…. Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Cải táng tại Cẩm Hà, thành phố Hội An Kỵ ngày 24 tháng 8 | 弟十玖世 陈氏元 Bà TRẦN THỊ NGUYÊN Sanh 19…. Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An Huyện Điện Bàn. Cải táng tại Cẩm Hà, thành phố Hội An Kỵ ngày 24 tháng 8 |
Ông Xằng, thường gọi là ông Hương Cốc, trưởng nam của ông bà Chương. Ông cưới bà Nguyên người họ Trần làng Phong Nhất, cùng xã.
Ông bà làm ruộng, làm vườn, sống cảnh thanh bần nhà nông.
Ông qua đời ngày nào không rõ, nay giỗ theo bà; bà qua đời ngày 25 tháng 8 năm không rõ, mộ ông bà tại thôn Ngọc Tứ, xã Điện An. Cải táng tại Cẩm Hà, thành phố Hội An
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC ĐẠT
2. HÀ NGỌC BĂNG
3. HÀ THỊ HÀN
4. HÀ NGỌC MẸO Sanh năm Kỷ Mẹo 1939
5. HÀ NGỌC SƠN
6. HÀ NGỌC BỌ
|
Mộ ông Hà Ngọc Xằng
|
Khu mộ con cháu ông Hà Ngọc Xằng
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC CHƯƠNG
弟十玖世 何氏和 2. Bà HÀ THỊ HÒA Sanh …….mất…… Mộ: Thôn Ngọc Tam, xã Điện An | 弟十玖世 吴文广 Ông NGÔ VĂN QUẢNG Mộ: Thôn Ngọc Tam, xã Điện An |
Bà Hòa con gái của ông Hà Ngọc Chương, lấy chồng là ông Ngô Văn Quảng, thường gọi là ông Háo, người làng Ngọc Tam, xã Điện An, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông, bà sanh được một người con gái. Bà Hòa mất con gái cũng chết theo; ông cưới vợ thứ sanh ông Ngô Trình, hiện sanh sống tại Ngọc Tam, hằng năm ông Ngô trình có về giỗ chạp họ Hà Ngọc theo nghĩa tình mẹ lớn.
Sanh hạ:
1. NGÔ THỊ HÁO chết lúc nhỏ
2. NGÔ TRÌNH con đời sau
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC CHƯƠNG
弟十玖世 何氏草 3. Bà HÀ THỊ THẢO Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. |
Bà Thảo con gái của ông Hà Ngọc Chương, bà không lấy chồng. Bà làm nông và đã qua đời.
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC CHƯƠNG
弟十玖世 何氏梩 4. Bà HÀ THỊ LÁI Sanh mất không rõ Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. | 弟十玖世 何福掀 Ông HÀ PHƯỚC HIẾN Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn. |
Bà Lái con gái của ông Hà Ngọc Chương, thường gọi là bà Lọ, lấy chồng họ Hà Phước người làng Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông, ông bà đều qua đời, con bà hiện sanh sống tại Điện An.
Sanh hạ:
1. HÀ PHƯỚC HIÊN
2. HÀ PHƯỚC MỘNG
3. HÀ THỊ MỴ
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XẰNG
弟二十世 何玉达 1. Ông HÀ NGỌC ĐẠT Sanh Tân Mùi (1931) Mất năm Nhâm Tý (1972) Mộ tại Ngọc Tứ Kỵ ngày 15 tháng 8 âm lịch | 弟二十世 阮氏战 Bà NGUYỄN THỊ CHIẾN Sanh năm Canh Ngọ (1930) |
Ông Hà Ngọc Đạt còn có tên là ông Hai Cốc, sanh năm Tân Mùi (1931) con ông Hà Ngọc Xằng. Ông cưới bà Nguyễn Thị Chiến người làng Phong Nhị, xã Điện An. Ông bà làm nông, có hai người con, một trai một gái. Trong chiến tranh thường thường đàn ông phải về thị trấn ngủ để tránh bị nghi kỵ và bị bắt. Năm Nhâm Tý (1972), lúc đi ngủ về bị Mỹ kích bắn chết tại Ngọc Tứ.
|
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC VÔ DANH
2. HÀ NGỌC ĐƯỢC Sanh năm 1961
3. HÀ THỊ BÉ Sanh năm 1964
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XẰNG
弟二十世 何玉冰 2. Ông HÀ NGỌC BĂNG Sanh năm 1932 |
Ông Hà Ngọc Băng chết lúc còn nhỏ, mộ thất lạc, hương hỏa theo ông bà nội ngày 24 tháng 8 âm lịch.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XẰNG
弟二十世 何氏寒 3. Bà HÀ THỊ HÀN Sanh năm Bính Tý (1936) | 弟二十世 阮和 Ông NGUYỄN HÒA Sanh năm Giáp Tuất (1934) |
Bả Hà Thị Hàn sanh năm Bính Tý (1936), lấy chồng người họ Nguyễn Trọng cùng làng, sanh được ba người con. Năm 1967, gia đình sống ở thị trấn Vĩnh Điện bị đạn pháo bà chết cùng với con gái út. Ông cưới vợ kế, con của bà nay chỉ còn một người con đầu ở Đắc Lắc.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN TRỌNG DUỆ (ở Đắc lắc)
2. NGUYỄN TRỌNG THƯƠNG (chết)
3. NGUYỄN THỊ BÉ (chết cùng mẹ)
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XẰNG
弟二十世 何玉卯 4. Ông HÀ NGỌC MẸO Sanh Kỷ Mão (1939) Mộ tại Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày 14 tháng 9 âm lịch |
Ông Hà Ngọc Mẹo, mới đính hôn thì bị chết trận, cháu ông là ông Hà Ngọc Được lo thờ tự, giỗ hội tòng theo ông Xằng ngày 24 tháng 8 hằng năm.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XẰNG
弟二十世 何玉山 5. Ông HÀ NGỌC SƠN Sanh 1941 - mất 1969 Mộ tại Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày 24 tháng 8 âm lịch |
Ông Hà Ngọc Sơn chưa có vợ, bị lướt cò súng tử nạn năm 1969, ông Hà Ngọc Được thờ tự kỵ giỗ.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XẰNG
弟二十世 何玉虫.. 6. Ông HÀ NGỌC BỌ Sanh Nhâm Ngọ (1942) | 弟二十世 阮氏娥 Bà NGUYỄN THỊ NGA Sanh 19… mất 1985 Mộ tại gò Chim Chim Hiệp kỵ 24 tháng 8 â l. |
Ông Hà Ngọc Bọ cưới bà Nguyễn Thị Nga, sanh được hai người con, một trai một gái thì bà qua đời năm Ất Sữu (1985) khi người con nhỏ chưa tròn ba tuổi. Ông không cưới vợ nuôi con trong cảnh vất vã. Năm 1992 người con nhỏ cũng chết và người con lớn bị tâm thần.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC DŨNG Sanh năm 1973
2. HÀ THỊ NGỌC DIỆU Sanh năm Nhâm Tuất
(1982) chết 1992, mộ tại gò Chim Chim.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐẠT
弟廿一世 何玉得 2. Ông HÀ NGỌC ĐƯỢC Sanh năm Tân Sửu (1961) | 弟廿一世 阮氏连 Bà NGUYỄN THỊ LIÊN Sanh Kỷ Dậu (1969) |
Ông Hà Ngọc Được mồ côi cha khi mới 11 tuổi, mẹ ông đùm bọc nuôi con trong cảnh quê hương chinh chiến. Ông tốt nghiệp trung cấp Y tế về cưới bà Nguyễn Thị Liên người làng Phong Nhị, cùng xã.
Ông làm việc tại Công ty cổ phần Thương mại Sâm Ngọc Linh Quảng Nam, vợ làm nông. Gia đình hiện ở Ngọc Tứ.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC TUẤN Sanh năm 1989
2. HÀ THỊ PHƯƠNG Sanh năm 1991
3. HÀ THỊ THÚY VY Sanh năm 2003
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐẠT
弟廿一世 何氏 3. HÀ THỊ BÉ Sanh năm Giáp Thìn (1964) | 弟廿一世 黎德一 Chồng LÊ ĐỨC NHỨT Sanh năm (1961) |
Bà Hà Thị Bé, lấy chồng họ Lê Đức, làng Bàng An, xã Điện An. Làm nông tại quê chồng.
Gia đình sinh sống tại Bàng An
Sanh hạ:
1. LÊ THỊ HUỆ Sanh năm 2004
2. LÊ THỊ HỒNG Sanh năm 2006
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC BỌ
弟廿一世 何玉勇 1. HÀ NGỌC DŨNG Sanh năm Quí Sửu (1973) |
Ông Hà Ngọc Dũng năm 12 tuổi thì mẹ ông chết, sống với cha và em gái. Chẳng bao lâu ông mắc phải bệnh tâm thần, hiện ông bịnh nặng cùng người cha cùng bệnh lại đui mù. Hai cha con ông được nhà nước lo cuộc sống hằng ngày và dòng họ lo những khi mưa bão, bịnh hoạn. Thật đáng thương!
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐƯỢC
弟廿二世 1. HÀ NGỌC TUẤN Sanh năm 1989 |
Hà Ngọc Tuấn, sanh năm 1989, tốt nghiệp Đại học Môi trường, làm việc tại Trung tâm Chất lượng 2 thành phố Đà Nẵng.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐƯỢC
弟廿二世 2. HÀ THỊ PHƯƠNG Sanh năm 1991 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐƯỢC
弟廿二世 3. HÀ THỊ THÚY VY Sanh năm 2003 |
PHÁI NHÌ –NHÁNH NHÌ
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC DIỆP
弟十玖世 何玉之 1. Ông HÀ NGỌC CHI Sanh 19….mất ……. Mộ tại An Cựu nay thất lạc Kỵ ngày mùng 6 tháng 2 â l. |
Ông chưa vợ, theo cha đăng lính, chết tại Huế.
Mộ ông táng tại làng An Cựu, sau nhiều năm sinh sống xa xôi không có điều kiện tới lui nên thất lạc. Kỵ giỗ ông theo ngày kỵ ông Bát Diệp.
|
Khu mộ nhánh Nhì phái Nhì
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC DIỆP
弟十玖世 何玉寅 2. Ông HÀ NGỌC DẦN Mộ: tại làng Châu Bông Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp |
Ông chết sớm
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC DIỆP
弟十玖世 何氏表 3. Bà HÀ THỊ BIỂU Mộ: Thôn Phong Nhị xã Điện An, | 弟十玖世 阮酒 Ông NGUYỄN TỬU Mộ: Thôn Phong Nhị xã Điện An, |
Bà Biều thường gọi là bà Hương Tửu, lấy chồng họ Nguyễn Đức, người làng Phong Nhị, xã Điện An, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm ruộng tại làng Phong Nhị.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN THỊ TỬU
2. NGUYỄN ĐỨC ĐÊ (chết tại Phan Thiết)
3. NGUYỄN THỊ BÌNH
4. NGUYỄN ĐỨC RẤT
5. NGUYỄN THỊ HỘ
6. NGUYỄN ĐỨC NHÂN (Đại Đức Thích Đức Nhân, xuất gia tu đạo tại Lâm Đồng)
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC DIỆP
弟十玖世 何玉嗔 4. Ông HÀ NGỌC XINH (ÔNG HƯƠNG CẦN) Sanh năm Bính Ngọ (1906) Mất năm Bính Tý (1996) Mộ: Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh Kỵ ngàymùng 10 tháng 10 | 弟十玖世 黎氏算 Bà LÊ THỊ TOÁN Sanh năm Canh Tuất (1910) Mất năm Đinh Sửu (1997) Mộ: P. Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Kỵ ngày18 tháng 5 |
Ông là con thứ tư của ông Bát Diệp, người trong làng gọi ông là ông Hương Cần, tên hộ tịch của ông là Câu. Ông bà cả đời chăm bón ruộng vườn tại Ngọc Tứ. Ông là người quán xuyến việc tộc họ, gìn giữ những tư liệu và biên soạn các văn chỉ của tộc và gia đình. Các sắc chỉ vua ban tặng của cha ông, ông ôm theo bên mình với mong muốn để lại cho đời sau, nhưng lực bất tòng tâm, cất đặt nơi không bị nước trôi lửa cháy thì lại bị đạn bom đã làm mất tích.
| |||
| |||
Di ảnh ông bà Hương Cần
Ông bà sanh 6 người con, 4 trai 2 gái; những con trai ông sớm giác ngộ cách mạng và kẻ tập kết ra Bắc, người ở lại hoạt động bị tù nhiều năm nơi Côn Đảo, người thoát ly vào bộ đội. Ngày về có 3 ông được tặng hàm Đại tá. Riêng ông cũng là một chiến sĩ âm thầm trong các mặt trận của hai thời kỳ đánh ngoại xâm.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC CẦN
2. HÀ NGỌC TRÚC
3. HÀ NGỌC TRƯỚC
4. HÀ THỊ CÚC Sanh năm Canh Thìn 1940
5. HÀ NGỌC DUY CƯỜNG
6. HÀ THỊ NGỌC LÝ Sanh năm Mậu Tý 1948
|
Mộ ông Hương Cần tại huyện Hóc Môn Tp. HCM
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC DIỆP
弟十玖世 何玉喜 5. Ông HÀ NGỌC HỶ Sanh năm Mậu Thân (1908) Mất năm Đinh Tỵ (1977) Mộ tại nghĩa địa xã Điện Nam Kỵ ngày 16 / 11 | 弟十玖世 阮氏茶 Bà NGUYỄN THỊ TRÀ Sanh năm Mậu Thân (1908) Mất năm Quí Sửu (1973) Mộ: nghĩa địa xã Điện Nam Kỵ ngày 16 / 11 |
Ông Hà Ngọc Hỷ thường gọi là ông Thuận, ông cưới bà Nguyễn Thị Trà người làng Bất Nhị.
Ông bà làm ruộng, gia đình sinh sống tại xã Điện An. Ông qua đời năm Đinh Tỵ (1977), không nhớ ngày tháng nên kỵ giỗ theo ngày của bà, bà mất ngày 17 tháng 11 năm Quí Sửu (1973), con cháu táng ông bà tại nghĩa địa xã Điện Nam, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC THUẬN
2. HÀ THỊ TÌNH
3. HÀ NGỌC CHUNG
4. HÀ NGỌC HIẾN mộ Cẩm Hà, Hội An
5. HÀ NGỌC QUỴ mộ Cẩm Hà, Hội An
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XINH
弟二十世 何玉勤 1. Ông HÀ NGỌC CẦN Sanh năm Tân Mùi (1931) | 弟二十世 阳氏老六 Bà DƯƠNG THỊ SÁU Sanh năm Quí Dậu (1933) |
Ông Hà Ngọc Cần, trưởng nam của cụ Hương Cần. Ông từng lặn lội với cuộc sống nhiều thăng trầm, gian lao, bền lòng vì đất nước vì dòng họ. Trong chiến tranh ông đã có một bề dày cống hiến cho quê hương, ngày nghỉ hưu lại canh cánh nỗi ưu tư xây dựng nền nếp gia phong Hà Ngọc tộc, ông đã là cánh chim đầu đàn dắt dìu cả họ tiếp tục tô bồi truyền thống tốt đẹp từ xưa các tiền bối gầy dựng. Ông là một Đảng viên Cộng Sản, rời xa quê đưa vợ con vào sống tại quận Tân Bình hoạt động Cách mạng, là một chiến sĩ Biệt động thành, từng bị bắt đưa đi Côn Đảo. Tuổi già vẫn không mệt mỏi với nhiều công tác.
Bà Sáu là con gái họ Dương làng Đông Hồ, xã Điện An, Điện Bàn, người vợ, người bạn đồng hành cùng ông suốt cuộc đời bôn ba xa xứ. Bà ảnh hưởng tư tưởng, tính cách của chồng nên không ngần ngại nuôi Cách mạng giữa lòng địch, gánh cho ông trách nhiệm làm con, làm cha trong những năm tháng tù đày.
Ông bà định cư tại số 40/1 Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn.
Ông bà chỉ sanh được 1 con trai và 2 con gái, ăn học trưởng thành, cả ba đều tốt nghiệp Đại học.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ NGỌC ÁNH Sanh năm 1961
2. HÀ THỊ NGỌC TUYẾT Sanh năm 1963
3. HÀ NGỌC HÙNG Sanh năm 1964
Ông bà Hai Cần mừng vui đọc bản thảo gia phả Hà Ngọc tộc.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XINH
弟二十世 何玉竹 2. Ông HÀ NGỌC TRÚC Sanh năm Quí Dậu (1933) | 弟二十世 郑氏啡 Bà TRỊNH THỊ PHI Sanh năm (1947) |
Năm 1954 ông Trúc tập kết ra Bắc, vào quân đội, công tác phía Bắc, được phong hàm Thiếu Úy, sau được chuyển ngành, học Y dược. Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Dược phẩm tỉnh Yên Bái. Trong thời gian công tác miền Bắc ông cưới bà Trịnh Thị Phi người tỉnh Sơn Tây.
Sau năm 1975 cả gia đình ông chuyển công tác về Quảng Nam. Năm 1976 đảm nhận chức Phó Giám đốc công ty Thủy lợi tỉnh Quảng Nam. Nghỉ hưu năm 1979.
Bà là cán bộ dân chính cũng đã nghỉ hưu. Hiện nay ông bà cư trú tại số 97/22 đường Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC DŨNG Sanh năm 1961
2. HÀ NGỌC MINH TUẤN Sanh năm 1963
3. HÀ NGỌC HUY QUANG Sanh năm 1968
4. HÀ THỊ NGA Sanh năm 1970
|
Ông bà Hà Ngọc Trúc đang xem gia phả dòng họ
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XINH
弟二十世 何玉著 3. Ông HÀ NGỌC TRƯỚC Sanh năm Ất Hợi (1935) | 弟二十世 范氏嫖 Bà PHẠM THỊ TẸO Sanh năm Đinh Hợi (1947) |
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, sau khi hoàn tất chương trình học văn hóa ông vào trường sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào Nam năm 1968, chiến đấu tại mặt trận Tây nguyên đến năm 1972. Năm 1973 chuyển vào miền Đông Nam Bộ, phong hàm Đại Úy, làm chính trị viên Tiểu đoàn của Trung đoàn 16 (trực thuộc Miền), sau điều lên làm Trưởng ban Quân lực Trung đoàn. Trong năm 1973 bị thương chuyển về miền Bắc điều trị và chuyển học ngành Quản lý kinh tế. Sau năm 1975 ông chuyển công tác tại sở Xây dựng Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở. Ông Trước cưới bà Phạm Thị Tẹo người tỉnh Hà Nam.
Hiện nay ông bà cư trú tại số 476/30 đường Điện Biên Phủ, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ HƯƠNG Sanh năm 1973
2. HÀ THỊ XUÂN Sanh năm 1978
3. HÀ NGỌC SANG Sanh năm 1979
|
Ảnh ông bà Hà Ngọc Trước
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XINH
弟二十世 何氏菊 4. HÀ THỊ CÚC Sanh năm Canh Thìn (1940) | 弟二十世 Chồng NGUYỄN VĂN THANH Sanh năm Mậu Dần (1938) Mất năm Đinh Mão (1987) |
Bà Hà Thị Cúc, lấy chồng họ Nguyễn làng Phong Nhị, xã Điện An.
Sanh thời ông lái tàu lửa cho Cục Đường Sắt Việt Nam, bà buôn bán, nhà tại Đà Nẵng, nuôi con ăn học thành đạt, có một người hy sinh tại mặt trận Tây Nam và có người là giảng viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Ông đã qua đời, bà sống cùng con gái lớn là bà Nguyễn Thị Nguyệt tại thành phố Đà Nẵng.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN THỊ NGUYỆT Sanh năm 1960
2. NGUYỄN VĂN HOÀNG Sanh năm 1963,
hy sinh 1979
3. NGUYỄN THỊ HẰNG Sanh năm 1965
4. NGUYỄN THỊ HỒNG Sanh năm 1968
5. NGUYỄN VĂN LONG Sanh năm 1973,
dạy tại Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
6. NGUYỄN VĂN SANG Sanh năm 1976
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XINH
弟二十世 何玉维强 5. Ô. HÀ NGỌC DUY CƯỜNG Sanh năm Ất Dậu (1945) | 弟二十世 范氏雪梅 B. PHẠM THỊ TUYẾT MAI Sanh năm Mậu Tuất (1958) |
Ông Hà Ngọc Duy Cường cưới bà Phạm Thị Tuyết người Tây Ninh. Chiến tranh, ông đang học tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu, huyện Điện Bàn thì được ông Cần, anh ông đưa vào Sài Gòn tiếp tục học và chờ ngày vào chiến khu.
Ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam thuộc căn cứ Miền, bị thương chuyển sang công tác tại tỉnh đội Tây Ninh.
Ông là Đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam, Ban biên soạn lịch sử Tây Ninh, nghĩ hưu được phong hàm Đại Tá. Bà và gia đình cũng là cơ sở Cách mạng trong thời kỳ đánh Mỹ. Ông bà có 4 người con đều công thành danh toại.
Hiện nay ông bà định cư tại Tây Ninh.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC QUYÊN Sanh năm 1976
2. HÀ NGỌC DUY THANH Sanh năm 1978
3. HÀ NGỌC TÚ Sanh năm 1980
4. HÀ NGỌC QUỲNH GIAO Sanh năm 1982
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC XINH
弟二十世 何氏玉俚 6. HÀ THỊ NGỌC LÝ Sanh năm Mậu Tý (1948) | 弟二十世 段思 Ông ĐOÀN NHỚ Sanh năm Bính Tuất (1946) |
Bà Hà Thị Ngọc Lý, lấy chồng họ Đoàn làng Ngọc Tứ, xã Điện An.
Ông bà vẫn còn khỏe mạnh, làm ruộng và xây dựng nhà trên nền cũ cụ Hương Cần tại Ngọc Tứ, ở với con út Đoàn Thế Toàn.
Sanh hạ:
1. ĐOÀN THỊ XUÂN TRINH 1958
2. ĐOÀN THỊ ANH NGỌC 1970
3. ĐOÀN THỊ HƯỜNG 1971
4. ĐOÀN THẾ DŨNG 1974
5. ĐOÀN THẾ TOÀN 1978
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC HỶ
弟二十世 何玉顺 1. Ông HÀ NGỌC THUẬN Sanh năm Nhâm Thân (1932) Mất năm Đinh Mão (1987) Mộ tại nghĩa địa Điện Nam Kỵ ngày ... | 弟二十世 段氏昌 Bà ĐOÀN THỊ XƯƠNG Sanh năm Đinh Sửu (1937) Mất tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1989) Mộ tại nghĩa địa Điện Nam Kỵ ngày ... |
Ông Hà Ngọc Thuận cưới bà Đoàn Thị Xương người cùng làng.
Trong làng thường gọi là ông bà Bình theo cách gọi tên của người con đầu. Ông bà chỉ làm ruộng tại quê nhà xưa nay. Ông qua đời năm Đinh Mão (1987), sau hai năm bà cũng qua đời vào tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1989).
Mộ ông bà tại nghĩa địa xã Điện Nam, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ BÌNH
2. HÀ NGỌC QUANG
3. HÀ THỊ HIẾN
4. HÀ THỊ PHƯỚC
5. HÀ NGỌC ĐỨC
6. HÀ NGỌC TÍN
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC HỶ
弟二十世 何氏情 2. HÀ THỊ TÌNH Sanh năm Ất Hợi (1935) Mất năm Quí Mão (1973) | 弟二十世 丁岚 Chồng ĐINH LAM Sanh năm 1934 |
Bà Hà Thị Tình, lấy chồng họ Đinh làng Hạ Nông, xã Điện Phước.
Bà sanh bốn người con thì qua đời ở tuổi mới ba ba.
Sanh hạ:
1. ĐINH THAM (chết)
2. ĐINH ĐA ở tại xã Điện Minh
3. ĐINH THỊ LỢI
4. ĐINH THỊ TÀI
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC HỶ
弟二十世 何玉钟 3. Ông HÀ NGỌC CHUNG Sanh năm Đinh Sửu (1937) | 弟二十世 陈氏莺 Bà TRẦN THỊ OANH Sanh năm Tân Tỵ (1941) |
Ông Hà Ngọc Chung cưới bà Trần Thị Oanh người làng Phong Nhất, xã Điện An. Ông bà chất phát làm ruộng và sinh sống tại Ngọc Tứ, xã Điện An. Trong tộc, hầu hết theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà, Phật giáo, riêng gia đình ông đức tin là Tin Lành. Con ông hiện được tấn phong Mục Sư, chấp sự Hội Thánh Tin Lành Thanh Quýt.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC TƯ sanh năm 1965
2. HÀ THỊ HƯỜNG sanh năm 1968
3. HÀ NGỌC KHAI sanh năm 1970
4. HÀ NGOC TẬP sanh năm 1972
5. HÀ THỊ BÍCH sanh năm 1975
|
Ảnh ông bà Hà Ngọc Chung
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC HỶ
弟二十世 何玉宪 4. Ông HÀ NGỌC HIẾN Sanh năm Canh Ngọ (1941) Mất năm Giáp Thìn (1964) Mộ tại nghĩa địa Điện Nam. | 弟二十世 潘氏婞 Bà PHAN THỊ HẠNH Sanh 19 |
Ông Hà Ngọc Hiến cưới bà Phan Thị Hạnh, người xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông Hiến và bà Hạnh sanh được một người con gái, năm 1964 ông qua đời, bà tái giá. Gia đình ông theo đạo Tin Lành, đức tin có khác nên ngày kỵ giỗ theo lễ của đạo.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ HY
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC HỶ
弟二十世 何玉脆 5. Ông HÀ NGỌC QUỴ Sanh năm Giáp Thân (1945) Mất năm Canh Dần (1951) |
Ông Hà Ngọc Quỵ mất lúc 7 tuổi.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CẦN
弟廿一世 何氏玉映 1. HÀ THỊ NGỌC ÁNH Sanh năm Canh Tý (1960) | 弟廿一世 阮清明 NGUYỄN THANH MINH Sanh năm Kỷ Hợi (1959) |
Bà Hà Thị Ngọc Ánh, lấy chồng họ Nguyễn làng Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Thị Ngọc Ánh tốt nghiệp Đại học Ngân hàng năm 1992, làm việc tại Ngân hàng Agribank - Hóc Môn.
Chồng là Thượng tá Công an Nhân dân, làm việc tại Hóc Môn.
Gia đình sinh sống tại số 40 đường Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN HÀ THANH BÌNH Sanh năm 1993
2. NGUYỄN HÀ THÙY DƯƠNG Sanh năm 2001
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CẦN
弟廿一世 何氏玉雪 2. HÀ THỊ NGỌC TUYẾT Sanh năm Quí Mẹo (1963) | 弟廿一世 阳玉海 DƯƠNG NGỌC HẢI Sanh nămNhâm Dần (1962) |
Bà Hà Thị Ngọc Tuyết, lấy chồng là bạn học cùng trường cùng khóa, người họ Dương, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, người gốc ở Trường Khánh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Cả hai cùng tốt nghiệp Đại học Sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1986.
Bà Hà Thị Ngọc Tuyết dạy tại trường THPT Lý Thường Kiệt, huyện Hóc Môn.
Ông Dương Ngọc Hải làm việc tại Công ty Giày Da Phú Lâm, Tp. HCM.
Gia đình sống tại số 40/2
|
đường Lê Thị Hà, Tân Xuân, Hóc Môn.
Sanh hạ:
1. DƯƠNG THANH HUY Sanh năm 1990
2. DƯƠNG NGỌC DUY Sanh năm 1994
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CẦN
弟廿一世 何玉雄 3. HÀ NGỌC HÙNG Sanh năm Giáp Thìn (1964) | 弟廿一世 阮氏秋河 NGUYỄN THỊ THU HÀ Sanh năm Canh Tuất (1970) |
Ông Hà Ngọc Hùng là con út và là con trai duy nhất của ông bà Hà Ngọc Cần, tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm 1989, sau hai năm (1991) cưới bà Nguyễn Thị Thu Hà người Bến Tre.
Ông Hà Ngọc Hùng là Trưởng phòng Quản lý Đô thị tại UBND huyện Hóc Môn, bà Thu Hà ở nhà lo con cái tại số 40/1A đường Lê Thị Hà.
|
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ HỒNG NGUYÊN Sanh Năm 1995
2. HÀ NGỌC TRỌNG NGHĨA Sanh năm 1999
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÚC
弟廿一世 何玉勇 1. HÀ NGỌC DŨNG Sanh Tân Sửu (1961) |
Ông Hà Ngọc Dũng là trưởng nam của ông bà Hà Ngọc Trúc, mất và chôn cất tại Yên Bái, nơi ông bà công tác sau ngày tập kết ra Bắc. Nay đưa về chôn cất tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÚC
弟廿一世 何玉明俊 2. HÀ NGỌC MINH TUẤN Sanh năm Quý Mão (1963) | 弟廿一世 范氏清水 PHẠM THỊ THANH THỦY Sanh năm Bính Thìn (1976) |
Ông Hà Ngọc Minh Tuấn sau khi tham gia hợp tác lao động tại Hungary về cưới bà Phạm Thị Thanh Thúy người thị trấn Chợ Lầu, Ninh Thuận.
Gia đình sinh sống tại thành phố Đà Nẵng, làm công nhân.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC TUẤN ANH Sanh năm 2000
2. HÀ PHÙNG THÙY TRANG Sanh năm 2007
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÚC
弟廿一世 何玉辉光 3. HÀ NGỌC HUY QUANG Sanh năm Mậu Thân (1968) | 弟廿一世 阮氏燕 NGUYỄN THỊ YÊN Sanh năm Bính Thìn (1976) |
Ông Hà Ngọc Huy Quang cưới Nguyễn Thị Yên, người Quảng Bình, năm 1970
Ông Hà Ngọc Huy Quang làm vệ sĩ cho Trung tâm Thương mại Big C thành phố Đà Nẵng; bà Nguyễn Thị Yên làm công nhân.
Gia đình sinh sống tại thành phố Đà Nẵng.
Sanh hạ:
1. HÀ NGUYỄN NGỌC HUY Sanh năm 2003
2. HÀ NGUYỄN NGỌC HOÀNG Sanh 2011
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRÚC
弟廿一世 何氏玉娥 4. HÀ THỊ NGỌC NGA Sanh năm Canh Tuất (1970) | 弟廿一世 阮文福 NGUYỄN VĂN PHÚC Sanh năm Nhâm Dần (1962) |
Bà Hà Thị Ngọc Nga, lấy chồng họ Nguyễn người Bắc Việt, là Trung tá QĐNDVN, đơn vị trú đóng tại Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng.
Sanh hạ
1. NGUYỄN THỊ NGỌC THỌ Sanh năm 1994
2. NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO Sanh Năm 2000
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRƯỚC
弟廿一世 何氏香 1. HÀ THỊ HƯƠNG Sanh năm Quý Sửu (1973) | 弟廿一世 黎方南 LÊ PHƯƠNG NAM Sanh năm Giáp Dần (1974) |
Bà Hà Thị Hương, hiện là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn SAO PHƯƠNG NAM, lấy chồng người Đà Nẵng; sanh hai con, làm việc tại Đà Nẵng.
1. LÊ PHƯƠNG QUỲNH Sanh năm 2004
2. LÊ PHƯƠNG QUỲNH ANH Sanh năm 2012
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRƯỚC
弟廿一世 何氏玉香 2. HÀ THỊ NGỌC XUÂN Sanh năm Bính Thìn (1976) | 弟廿一世 武高號 VÕ CAO HIỆU Sanh năm Ất Mão (1975) |
Bà Hà Thị Ngọc Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm thương Mại Big C, lấy chồng Phú Yên, sanh con, cả hai đều làm việc tại Đà Nẵng.
1. VÕ HÀ MY Sanh năm 2012
2. ……………………..
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC TRƯỚC
弟廿一世 何玉仓 3. HÀ NGỌC SANG Sanh năm Kỷ Mùi (1979) | 弟廿一世 阮氏洪云 NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Sanh năm Giáp Tý (1984) |
Hà Ngọc Sang, cưới Nguyễn Thị Hồng Vân, người Nghệ An.
Gia đình sống ở Đà Nẵng.
Sanh
1. HÀ THỊ MAI AN Sanh nằm 2012
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC DUY CƯỜNG
弟廿一世 何氏玉蠲 1. HÀ NGỌC QUYÊN Sanh năm Quý Sửu (1973) | 弟廿一世 陈文 TRẦN VĂN CHÍN Sanh năm Quý Sửu (1973) |
Bà Hà Ngọc Quyên, lấy chồng họ Trần., người huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Bà Hà Ngọc Quyên và chồng cùng tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1990. Bà hiện là Hiệu trưởng trường phổ thông Trung học, Cái Bè, Tiền Giang. Chồng làm việc tại trường phổ thông Trung học An Hữu, Cái Bè, Tiền Giang.
Gia đình sinh sống tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Sanh hạ:
1. TRẦN HÀ NAM Sanh nằm 2000
2. TRẦN HÀ THÀNH Sanh nằm 2004
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC DUY CƯỜNG
弟廿一世 何玉维青 2. HÀ NGỌC DUY THANH Sanh năm Mậu Ngọ (1978) | 弟廿一世 阮氏芝 NGUYỄN THỊ CHI Sanh năm Nhâm Tuất (1982) |
Ông Hà Ngọc Duy Thanh tốt nghiệp Kỷ sư Xây dựng, Đại học Bách Khoa thành phố HCM, năm 1995, hiện là Phó phòng Công Thương huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
|
|
Bà Nguyễn Thị Chi tốt nghiệp Đại học Ngân Hàng, hiện làm việc tại Ngân hàng Đông Á tỉnh Tây Ninh.
Gia đình đang ở chung với cha mẹ,
Sanh hạ
1. HÀ NGỌC DUY AN Sanh năm 2013
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC DUY CƯỜNG
弟廿一世 何玉秀 3. HÀ NGỌC TÚ Sanh năm Canh Thân (1980) | 弟廿一世 阮清中 NGUYỄN THANH TRUNG Sanh năm Mậu Ngọ (1978) |
Bà Hà Ngọc Tú, lấy chồng họ Nguyễn, người Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Bà Hà Ngọc Tú và Thanh Trung cùng tốt nghiệp Kỷ sư Nông nghiệp Đại học Bách khoa thành phố HCM.
Ngọc Tú làm việc tại Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Dương Minh Châu. Thanh Trung làm việc tại nhà máy đường Borbon, thị trấn Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN HÀ PHƯƠNG NGHI sanh 07/2013
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC DUY CƯỜNG
弟廿一世 何玉交 4. HÀ NGỌC QUỲNH GIAO Sanh năm Nhâm Tuất (1982) | 弟廿一世 阮茂忠 NGUYỄN MẬU TRUNG Sanh năm1979 |
Bà Hà Ngọc Quỳnh Giao, lấy chồng họ Nguyễn, người Cần Thơ.
Hà Thị Ngọc Giao và Nguyễn Mậu Trung đều tốt nghiệp Cử nhân Tài chánh Kế toán năm 2007, ra trường là cưới nhau.
Ngọc Giao làm việc tại Chi cục Thi hành án huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Mậu Trung làm việc tại Công ty Cao su Tây Ninh.
Gia đình sinh sống tại thị trấn Tân Châu.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN HÀ ĐĂNG KHOA Sanh năm 2009
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC THUẬN
弟廿一世 何氏平 1. HÀ THỊ BÌNH Sanh năm 1962 Chết 1994 | 弟廿一世 潘勇 PHAN DŨNG Sanh năm1957 (chết) |
Bà Hà Thị Bình, lấy chồng họ Phan, người làng Phong Nhị, xã Điện An. Bà Bình chết năm 1994, ông cũng qua đời. Sanh hai người con 1 gái và 1 trai, cả hai trưởng thành, sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sanh hạ:
1. PHAN THỊ MINH
2. PHAN VĂN KHÁNH
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC THUẬN
弟廿一世 何玉光 2. HÀ NGỌC QUANG Sanh năm Ất Tỵ (1965) | 弟廿一世 黎氏閍 1. LÊ THỊ MUÔN Sanh năm Mậu Thân (1968) 阮茂朝 2. NGUYỄN THỊ GIÀU |
Ông Hà Ngọc Quang cưới bà Lê Thị Muôn người Đồng Phủ, xã Điện Minh.
Ngọc Quang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, có thêm vợ thứ hai là bà Nguyễn Thị Giàu, người phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
Gia đình sinh sống tại thành phố HCM.
Sanh hạ:
Dòng I:
1. HÀ NGỌC ÁNH
2. HÀ NGỌC THIÊN
Dòng II:
3. HÀ THỊ NGỌC PHƯƠNG
4. HÀ NGỌC TY
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC THUẬN
弟廿一世 何氏贤 3. HÀ THỊ HIỀN TRANG Sanh năm Bính Tý (1996) | 弟廿一世 Chồng VŨ NGỌC HẰNG Sanh năm Bính Ngọ (1966) |
Bà Hà Thị Hiền, có chồng là Vũ Ngọc Hằng người tỉnh Thanh Hóa,
Gia đình lập nghiệp, làm cơ khí tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố HCM.
Sanh hạ:
1. VŨ HÀ PHƯƠNG DUY
2. VŨ HÀ BẢO AN
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC THUẬN
弟廿一世 何氏福 4. HÀ THỊ PHƯỚC Sanh năm Tân Hợi (1971) | 弟廿一世 张璧日 Chồng TRƯƠNG BÍCH NHỰT Sanh năm 1969 |
Bà Hà Thị Phước, lấy chồng họ Trương, người Điện Nam, huyện Điện Bàn, sanh ba người con, 2 trai và 1 gái.
Gia đình sinh sống tại xã Điện Nam, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. TRƯƠNG BÍCH PHƯỢNG
2. TRƯƠNG ĐỨC THÔNG
3. TRƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC THUẬN
弟廿一世 何玉德 5. HÀ NGỌC ĐỨC Sanh năm Giáp Dần (1974) | 弟廿一世 陈氏雪梅 TRẦN THỊ TUYẾT MAI Sanh năm Mậu Thân (1968) |
Ông Hà Ngọc Đức cưới Trần Thị Tuyết Mai, người huyện Quế Sơn, định cư tại Sơn Chà, thành phố Đà Nẵng
Gia đình sinh sống tại Ngọc Liên, xã Điện An.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ LỆ TIỀN
2. HÀ THỊ LỆ GIANG
3. HÀ THỊ THÙY LINH
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC THUẬN
弟廿一世 何玉信 6. HÀ NGỌC TÍN Sanh năm Bính Thìn (1976) | 弟廿一世 黄氏娇 HUỲNH THỊ KIỀU Sanh năm Nhâm Tý (1972 ) |
Ông Hà Ngọc Tín cưới Huỳnh Thị Kiều người tỉnh Sóc Trăng.
Gia đình sinh sốngtại Ngọc Tứ, xã Điện An.
Sanh hạ:
1. HÀ HUỲNH THỊ TÚ Sanh năm 2001
2. HÀ HUỲNH ANH THƯ Sanh năm 2006
3. HÀ NGỌC TRUNG Sanh năm 2008
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHUNG
弟廿一世 何玉私 1. HÀ NGỌC TƯ Sanh năm Ất Tỵ (1965) | 弟廿一世 陈氏梅 TRẦN THỊ MAI Sanh năm Mậu Thân (1968) |
Ông Hà Ngọc Tư cưới bà Trần Thị Mai người tỉnh Quảng Trị.
Gia đình sinh sống, làm nông tại Ngọc Liên, xã Điện An.
Sanh hạ:
1. HÀ TRẦN ÁNH TUYẾT Sanh năm 1998
2. HÀ NGỌC TÙNG Sanh năm 1999
3. HÀ NGỌC TƯỜNG Sanh năm 2002
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHUNG
弟廿一世 何氏 2. HÀ THỊ HƯỜNG Sanh năm Mậu Thân (1968) |
Hà Thị Hương, (chưa chồng)
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHUNG
弟廿一世 何玉开 3. HÀ NGỌC KHAI Sanh năm Canh Tuất (1970) | 弟廿一世 潘氏秋和 PHAN THỊ THU HÒA Sanh năm Canh Tuất (1970) |
Ông Hà Ngọc Khai là Mục Sư Hội Thánh Tin Lành, cưới bà Phan Thị Thu Hòa, người xã Điện Thọ, sanh 2 gái và 1 trai.
Gia đình sinh sống, làm việc tại Hội Thánh Tin Lành Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. HÀ THỊ KIM LY Sanh năm 1992
2. HÀ NGỌC THIÊN ÂN Sanh năm 1998
3. HÀ THỊ HOÀI ÂN Sanh năm 2001
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHUNG
弟廿一世 何玉习 4. HÀ NGỌC TẬP Sanh năm Nhâm Tý (1972) | 弟廿一世 潘氏明河 PHAN THỊ MINH HÒA Sanh năm Ất Mão (1975) |
Hà Ngọc Tập cưới Phan Thị Minh Hòa, người xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn. Gia đình sinh sống, làm nông tại Ngọc Tứ, xã Điện An.
Sanh hạ:
1. HÀ PHƯỚC THIÊN Sanh năm 2001
2. HÀ NGỌC MINH HUY Sanh năm 2006
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHUNG
弟廿一世 何氏辟 5. HÀ THỊ BÍCH Sanh năm Tân Hợi (1971) |
(chưa chồng)
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC HIẾN
弟廿一世 何氏希 1. HÀ THỊ HY Sanh năm Bính Ngọ (1966) | 弟廿一世 Chồng NGUYỄN NGÂN Sanh năm Nhâm Dần (1962) |
Bà Hà Thị Hy, lấy chồng họ Nguyễn, người xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên.
Gia đình sinh sống tại Căn cứ số 7, tỉnh Bình Thuận.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN THỊ ……
2. NGUYỄN SƠN
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC HÙNG
弟廿二世 1. HÀ NGỌC HỒNG NGUYÊN Sanh năm Ất Hợi (1995) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC HÙNG
弟廿二世 1. HÀ NGỌC TRỌNG NGHĨA Sanh năm Kỷ Mão (1999) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC MINH TUẤN
弟廿二世 1. HÀ NGỌC TUẤN ANH Sanh năm Canh Thìn (2000) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC HUY QUANG
弟廿二世 1. HÀ NGUYỄN NGỌC HUY Sanh năm Quý Mùi (2003) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC HUY QUANG
弟廿二世 2. HÀ NGUYỄN NGỌC HOÀNG Sanh năm Tân Mẹo (2011) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC SANG
弟廿二世 1. HÀ THỊ MAI AN Sanh năm Nhâm Dần (2012) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC DUY THANH
弟廿二世 1. HÀ NGỌC DUY AN Sanh năm Quý Tỵ (2013) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC QUANG
弟廿二世 1. HÀ NGỌC ÁNH Sanh năm Đinh Mão (1987) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC QUANG
弟廿二世 2. HÀ NGỌC THIỆN Sanh năm Bính Tý (1996) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC QUANG
弟廿二世 3. HÀ THỊ NGỌC PHƯƠNG Sanh năm ….. (……) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC QUANG
弟廿二世 4. HÀ NGỌC TY Sanh năm ………… (…….) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐỨC
弟廿二世 1. HÀ THỊ LỆ TIỀN Sanh năm …….. - …… |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐỨC
弟廿二世 2. HÀ THỊ LỆ GIANG Sanh năm …….. - …… |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC ĐỨC
弟廿二世 3. HÀ THỊ THÙY LINH Sanh năm …….. - …… |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TÍN
弟廿二世 1. HÀ HUỲNH THỊ TÚ Sanh năm 2001 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TÍN
弟廿二世 2. HÀ HUỲNH ANH THƯ Sanh năm 2006 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TÍN
弟廿二世 3. HÀ NGOC TRUNG Sanh năm 2008 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TƯ
弟廿二世 1. HÀ TRẦN NGỌC ÁNH TUYẾT Sanh năm Mậu Thìn (1988) | 弟廿二世 TRẦN THƯỢNG TRUNG Sanh năm 1987 |
Trần thượng Trung người xã Điện Phước, sanh 1 trai, sinh sống tại Điện Phước.
Sanh hạ:
1. TRẦN THƯỢNG THỊ
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TƯ
弟廿二世 2. HÀ NGỌC TÙNG Sanh năm 1999 (chết) Mộ Gò Trước |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TƯ
弟廿二世 3. HÀ NGỌC TƯỜNG Sanh năm Nhâm Ngọ (2002) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC KHAI
弟廿二世 1. HÀ THỊ KIM LY Sanh năm Nhâm Thân (1992) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC KHAI
弟廿二世 2. HÀ NGỌC THIÊN ÂN Sanh năm Kỷ Mão (1998) |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC KHAI
弟廿二世 3. HÀ THỊ HOÀI ÂN Sanh năm 2001 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TẬP
弟廿二世 1. HÀ NGỌC PHƯỚC THIỆN Sanh năm Ất Tỵ - 2001 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI
CON ÔNG HÀ NGỌC TẬP
弟廿二世 2. HÀ NGỌC MINH HUY Sanh năm 2006 |
PHÁI NHÌ –NHÁNH BA
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC HÝ
弟十玖世 何玉亥 1/ Ông HÀ NGỌC HỢI Sanh 19….mất ……. Mộ: làng Châu Bông Kỵ theo tộc |
Ông không có con lưu hậu.
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC HÝ
弟十玖世 何玉致 2/ Ông HÀ NGỌC NHÍ Mộ ông và các bà tại Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày14 tháng chạp | 弟十玖世 陈氏凑 Bà 1/ TRẦN THỊ TRẤU Kỵ ngày 25 tháng chạp 丁氏酒 1/ ĐINH THỊ TỬU Kỵ ngày 25 tháng chạp |
Ông Hà Ngọc Nhí cưới bà vợ chánh là bà Trần Thị Trấu, người làng Phong nhất, bà sanh 3 người con. Ông cưới bà thứ hai là bà Đinh Thị Tửu người làng Hạ Nông, sanh 6 người con. Con của ông bà sanh sống tại Cẩm Hà, Hội An, có người lập nghiệp tại Đắc Lắc, tuổi già qua đời tại đó.
Ông qua đời , mộ tại Cẩm Hà, Hội An. Kỵ ngày14 tháng chạp
Bà Trấu mất, mộ tại Cẩm Hà, Kỵ ngày 25 tháng chạp
Bà Tửu mất, mộ tại Cẩm Hà, Kỵ ngày 25 tháng chạp.
Sanh hạ:
Dòng 1:
1. HÀ NGỌC CỰ
2. HÀ VÔ DANH
3. HÀ NGỌC ĐƯƠNG
Dòng 2:
4. HÀ THỊ NGỌC NHÌ mộ Đắc Lắc
5. HÀ THỊ TAM mộ Cẩm Hà, Hội An
6. HÀ NGỌC BÔI mộ Cẩm Hà, Hội An
7. HÀ THỊ NAM ở Phong Nhất
8. HÀ THỊ CÒN mộ Cẩm Hà, Hội An
9. HÀ NGỌC CHƠI (VINH)
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC HÝ
弟十玖世 何氏田 3/ Bà HÀ THỊ ĐIỀN Sanh 19….mất ……. Mộ: làng Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày…. /…. | 弟十玖世 阮太 Chồng NGUYỄN THÁI Sanh 19….mất ……. Mộ: làng Cẩm Hà, Hội An Kỵ ngày…. /…. |
Bà Điền, tên thường gọi bả Thái, lấy chồng họ Nguyễn
Phường Cẩm Phô, TP. Hội An.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN THÁI (con)
2. …………………….
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC HÝ
弟十玖世 何氏船 4/ Bà HÀ THỊ THUYỀN Sanh 19…. Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Điện Bàn | 弟十玖世 阮谆 Chồng NGUYỄN CHUÂN Sanh 19….mất ……. Mộ: làng Đông Hồ, xã Điện An |
Bà Thuyền, tên thường gọi bà Ký lấy chồng họ Nguyễn làng Đông Hồ, xã Điện An, huyện Điện Bàn.
Bà có bốn người con, tham gia Cách mạng hy sinh ba người.
Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu MẸ VNAH. Bà qua đời nhà nước đem bà về táng tại nghĩa trang Liệt sĩ Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN KÝ Liệt sĩ
2. NGUYỄN LAI Liệt sĩ
3. NGUYỄN LẠI Liệt sĩ
4. NGUYỄN BẢO
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC HÝ
弟十玖世 何氏蕙 5/ Bà HÀ THỊ HUỆ Sanh 19…. làng Phong Nhị, xã Điện An. | 弟十玖世 潘文 Chồng PHAN XUÂN CHÍ Sanh 19…. …………………………... |
Bà Huệ, tên thường gọi Nữ, lấy chồng họ Phan làng Phong Nhị, xã Điện An.
Sanh hạ:
3. PHAN THỊ NỮ
4. PHAN XUÂN DIỆN
5. PHAN XUÂN TRỊNH
ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC HÝ
弟十玖世 何氏鋦 6/ Bà HÀ THỊ CUỐC Sanh 19…. Mất sớm, mộ Châu Bông |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何玉巨 1. Ông HÀ NGỌC CỰ Sanh năm …… (19…) Mộ Đà Lạt | 弟二十世 氏 Bà ………………… Sanh 19 |
Ông Hà Ngọc Cự con trai đời trước của ông Hà Ngọc Nhí và bà Trần Thị Trấu. Ông Hà Ngọc Cự qua đời, không biết về chuyện vợ con, năm sanh, năm mất và ngày giỗ chạp, chỉ biết là mộ tại Đà Lạt.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何玉当 3. Ông HÀ NGỌC ĐƯƠNG Sanh năm …… (19…) Mộ Đà Lạt |
Ông Hà Ngọc Đương mất, chưa vợ, chưa con. Những thông tin khác không có, chỉ biết mộ ông táng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Hai anh em chết, mẹ ông thất tự, cha ông cưới bà thứ sanh thêm 6 người.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何氏玉二 4. HÀ THỊ NHÌ Sanh năm Tân Mùi (1931) Giỗ ngày rằm tháng 4 | 弟二十世 Chồng NGUYỄN VĂN THƯ Sanh 19…. |
Bà Hà Thị Ngọc Nhì, con dòng kế của ông Hà Ngọc Nhí, lấy chồng là Nguyễn Văn Thư, người Huế. Gia đình lập nghiệp tại Đắc Lắc. Bà sanh 2 người con.
Bà mất mộ táng tại Đắc Lắc, giỗ ngày rằm tháng 4 âm lịch.
Sanh hạ:
1. NGUYỄN VĂN THỨ Định cư Đắc Lắc
2. NGUYỄN VĂN THA
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何氏三 5. HÀ THỊ TAM Sanh năm Quí Dậu (1933) Mất năm Tân Hợi (1971) Giỗ ngày 17 tháng 4 âm lịch | 弟二十世 黎魁 Chồng LÊ KHÔI Sanh 19…. (chết) |
Bà Hà Thị Tam, lấy chồng họ Lê, người làng Đông Hồ, xã Điện An.
Bà về với ông Khôi, có 2 người con. Ông bà chăm bón ruộng vườn, cả hai đều qua đời khi còn trẻ, con cái bên nội dưỡng nuôi khôn lớn. Mộ ông bà tại Cẩm Hà.
Sanh hạ:
1. ……………………. (không rõ)
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何玉倍 6. HÀ NGỌC BÔI Sanh năm Đinh Sửu (1937) Mất năm Đinh Hợi (1947) |
Ông Hà Ngọc Bôi, khi được 10 tuổi thì bị giặc bắn chết cùng cha năm 1947, trong thời chiến tranh chống Pháp, mộ tại Cẩm Hà.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何氏南 7. HÀ THỊ NAM Sanh năm Kỷ Sửu (1939) | 弟二十世 陈公排 Chồng TRẦN CÔNG BÀI Sanh 1943 (chết) |
Bà Hà Thị Nam, lấy chồng họ Trần Công làng Phong Nhất, xã Điện An, sanh được 1 trai và 1gái. Hiện bà sống cùng con gái tại làng Phong nhất, Điện An, Điện Bàn.
Sanh hạ:
1. TRẦN CÔNG HẢI định cư Tp HCM
2. TRẦN THỊ THÚY ở Phong Nhất
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何氏存 8. HÀ THỊ CÒN Sanh năm 1945 -1973 Giỗ mùng 8 tháng 8 âm lịch |
Bà Hà Thị Còn không chồng, không con, sống với em trai, bịnh chết năm 1973.
Mộ bà tại Cẩm Hà.
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI
CON ÔNG HÀ NGỌC NHÍ
弟二十世 何玉 9. Ông HÀ NGỌC CHƠI (VINH) Sanh năm Quý Tỵ (1953) Mất ngày 15 - 3 năm Đinh Sửu (1997) | 弟二十世 良氏水 Bà LƯƠNG THỊ THỦY Sanh năm Đinh Dậu (1957) |
Ông Hà Ngọc Chơi tức Hà Ngọc Vinh, con út của ông Hà Ngọc Nhí và bà Đinh Thị Tửu (dòng thứ). Ông làm công nhân đường tại Công ty Cầu đường Quảng Nam, gặp bà Lương Thị Thủy, cán bộ Trưởng phòng, người làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông cưới bà sanh được hai người con trai, ông bị tai nạn qua đời năm 1997.
Mộ ông an táng tại Cẩm Hả, giỗ ngày 14 tháng 3 âm lịch.
Bà hiện là Phó Giám đốc Công ty Cầu đường, ở với các con tại đường Phan Bội Châu, thành phố Hội An. Các con của ông bà thành danh.
Sanh hạ:
1. HÀ NGỌC PHƯỚC 1979
2. HÀ NGỌC CÔNG 1984
| |
Ảnh ông bà Hà Ngọc Vinh
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHƠI
弟廿一世 何玉福 1. HÀ NGỌC PHƯỚC Sanh năm Kỷ Mùi -1979 |
ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT
CON ÔNG HÀ NGỌC CHƠI
弟廿一世 何玉功 2. HÀ NGỌC CÔNG Sanh năm Giáp Tý -1984 |
Đại học Kinh tế
| |
Ảnh anh em Hà Ngọc phước và hà Ngọc Công
TỪ ĐƯỜNG HÀ NGỌC TỘC
Quê hương chiến tranh nhiều năm liền, xóm làng tan tác, anh em xuôi ngược kẻ Bắc người Nam, dấu xưa bị tàn phá, điểm tựa tâm linh của nhiều dòng họ thành mai một. Nhà thờ họ Hà Ngọc cũng không còn. Sau ngày Giải phóng năm 1975, đất nước yên lành, cuộc sống ổn định việc tái lập nét văn hóa dòng họ là cần thiết.
Nơi hoang phế của nền cũ của miếu tộc xưa đã được thay đổi hình hài do tấm lòng hiếu nghĩa của con cháu, từ đường họ Hà Ngọc đã xây mới năm 2002, khánh thành ngày 30 tháng 6 năm Nhâm Ngọ.
Hà Ngọc tộc thôn Ngọc Liên – Ngọc Tứ, con cháu không có nhiều, giàu sang không được bao nhiêu người, việc xây dựng nhà thờ là việc làm cần tâm huyết, cần nổ lực, thêm vào đó là sĩ diện. Ông Hà Ngọc Cần, nghỉ hưu, việc nước việc cách mạng nhường lại cho lớp kế thừa, ông về lo gia tộc, ông đã là người đầu tư chính và kêu gọi cả tộc chung tay xây dựng từ đường. Cảnh quan xinh đẹp của từ đường ôm ấp truyền thống đạo đức dân tộc, đạo đức cách mạng đang chảy về từ nhiều đời. Từ phong thái bình dị của nông dân đất Quảng Nam lồng ghép văn hóa cổ truyền Việt Nam đã tô điểm lại gia phong người họ Hà tại đây.
Những lối nhỏ của quê hương Điện An được bê tông hóa dẫn đến, từ đường chênh chếch giữa không gian ruộng đồng trồng lúa, tọa Càn - Tây Bắc, hướng Tốn – Đông Nam. Với dụng ý, phía Tây Bắc chính là quê hương Cao Bằng, gió hiền luôn mát, nơi phát tích dòng họ Hà Việt Nam; Đông Nam là nơi tỏa ra tìm cứ, mưa lành đều rải, điểm đến đầu tiên là Thanh Hóa rồi Thừa Thiên và tại đây là đất Quảng. Đồng thời hướng của từ đường là hướng Tây bắc – Đông Nam và trên bình phong có nhắc lại bằng cặp đối:
Vũ thuận Đông Nam Tốn hướng,
Phong điều Tây Bắc Kiền cung.
雨顺 东 南 巽 向
风 调 西 北 乾 宫
Lập thể kiến trúc đơn giản trên ba cấp thềm cao, có hai lầu chiêng trống và hai cột hiên đắp vẽ họa tiết rồng mây đã tạo được sự giao thoa giữa kim và cổ dẫn dắt nghĩ suy của cháu con quay về cùng nguồn cội.
Bên trong nhà thờ, phân định rõ ràng ba gian; để có nét cổ kính của không gian thờ tự, gia tộc cho thiết kế áng tẩm có hoa văn tiết tấu lồng ghép chữ nghĩa người xưa. Thật khó hiểu cho những người tân học, nhưng họ vẫn cảm nhận được sự trang nghiêm và dấu ấn linh thiêng.
Bài viết nầy lưu lại trong gia phả chính là chìa khóa cho cháu con bước vào cánh cửa thờ tự một cách thông suốt.
- Trên xuyên chính giữa là hoành phi “Tổ Đức Lưu Quang”
祖德流光
“Đức của tổ tiên mãi truyền trong con cháu đời sau những sáng đẹp” Ước vọng của ông bà là hậu duệ phải tiếp nối những vinh quang nhiều đời tạo dựng và làm được những điều vinh hạnh để dòng họ sáng tỏ.
- Tẩm giữa thờ hai đại tự “TRIỆU CƠ”
肇基
“Nền tảng xa xưa”, chính là cội nguồn tiên tổ, tổ tiên bao đời xa xưa không thể ghi đủ tên trong tông đồ, trong phó ý, nhưng phải biết các ngài là tiền khai ra dòng họ, những người lớn nhất của dòng họ chúng ta bằng suy tưởng, bằng cảm nhận. Gia tộc cũng đang xác nhận rằng họ Hà Ngọc chúng ta là họ Hà Việt Nam trong nguyên thuỷ Bách Việt và đây là chốn nhiều bận ông cha dừng chân kiến tạo.
Lư Giang cố quận căn cơ cựu,
Hà Ngọc đương từ kiến tạo tân.
卢 江 故 郡 根 基 旧
何 玉 当 祠 建 造 新
Quan cảnh hiện thờ nay Hà Ngọc,
Cội nguồn chốn cũ vốn Lư Giang.
Dòng họ Hà Ngọc đang thờ vọng hiện nay là nơi mới kiến tạo, còn cội nguồn gốc rễ là Lư Giang từ rất sớm như trong ước lệ.
- Bên trái thờ hai đại tự “QUANG TIỀN”
光前
“Sáng tỏ nhiều đời trước” kính thờ để sáng tỏ về trước, sáng tỏ thanh thế cha ông gầy dựng.
Tổ đức, tông công thùy vạn thế.
Phái thừa, chi kế niệm tiền ân.
祖 德 宗 功 垂 万 世
派 承支 继 念 前 恩
Công đức tổ tiên gieo vạn lớp,
Kế thừa chi phái nhớ ân xưa.
Công đức tổ tông gieo trên nhiều lớp sau để con cháu nhận lấy phước ấm xây dựng nên cuộc sống hạnh phúc, việc đáp đền ân tình đó phải biết nối tiếp nghĩ về tổ tiên, noi gương tích đức.
- Bên phải thờ hai đại tự “DỤ HẬU”
裕后
“Giàu có, bề thế ở những đời sau”, đời sau kế tục sẽ được sang giàu, vinh quang, đây là ước mong của con cháu và cũng là sở nguyện của tổ tiên.
Xuân thu tế lễ giai sở kính,
Triều vọng hương đăng trí kỳ nghiêm.
春 秋 祭 礼 皆 所 敬
朝 望 香 灯 致 其 严
Xuân thu cúng tế đều thành kính,
Chầu vọng hương đèn giữ trang nghiêm.
Nơi thờ tự, ngày xuân tiết thu đều có cúng tế bởi lòng thành kính sẵn có; hương đèn chầu vọng đúng cách trang nghiêm. Dụng ý lúc nào lòng cũng kính, sự tôn nghiêm lúc nào cũng giữ, đó là cách tưởng nhớ, cách để tô đậm đời sống tâm linh trong việc thờ ông bà, là khuôn thước trong bổn phận giữ gìn nguồn cội.
Trên cặp liễn thẻ hai bên tẩm chính giữa:
Hữu khai tất quang minh đức giả hoàn hỷ,
Khắc xương quyết hậu kế tự kỳ hoàng chi.
有 开 必 光 明 德 者 还 矣
克 昌 厥 后 继 嗣 其 煌 之
Tìm sâu đức sáng tổ tiên là thấu rõ,
Nối gót đăng trình con cháu mới hiển vinh.
Cặp đồi nằm trong ý của các đại tự “Quang tiền – Dụ hậu”, có tìm sâu rộng thì cái đức quang minh của tổ tiên ấy sẽ về bên con cháu, tức cái gương tiền nhân sẽ tái hiện nơi ta. Được vinh dự đứng ở chốn quan trường, nên danh khoa bảng nối tiếp trong con cháu đó là sự sáng chói của gia phong vậy.
Liễn đối, hoành phi là hoa văn hóa trong những công trình nhà thờ, vừa là lời ngợi ca công đức, khen tặng, tôn vinh và cũng là những nhắn nhũ hậu duệ hãy sống tốt, có đạo đức, xứng đáng những gì từng được nhận, từng phải cho, đồng thời cũng là ước mơ được quang vinh, hạnh phúc cho đời sau hằng ôm ấp.
Hằng năm, ngày mùng 2 tháng chạp Chạp Mả của tộc; ngày 24 tháng 7 Tế Thu, bày cờ lọng hoa đăng triệu thỉnh tiên linh các ông bà cao đời, mời chư hương linh nội ngoại Hà Ngọc tộc tề tựu chứng minh dòng họ tổ chức ngày uống nước nhớ nguồn.
Từ đường là nơi bóng mát tổ tiên tỏa xuống vỗ về thân tình nội ngoại. Cổ bàn đạm bạc hay thịnh soạn là lễ dâng người quá cố và cũng là tiệc mừng sum họp có tổ tiên làm nhân chứng cho tất cả gọi nhau là huyết thống. Và nội thân, ngoại thích, nơi nhà thờ có thêm bộ gia phả do TTNCTHGP TPHCM viết hộ nầy đã gói trọn cội nguồn, thế đại, tình dòng tộc, là bức tranh thứ hai khắc họa nên họ Hà Ngọc 22 đời truyền nối.
tranvanduong.sg@gmail.com
|
Toàn cảnh Từ đường Hà Ngọc tộc
|
Ảnh ba gian thờ chính tại Từ đường tộc Hà Ngọc
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ
Ngày 30 tháng 6 năm Nhâm Ngọ (2002)
Ông Hà Ngọc Trúc biên soạn,
Ông Trần Văn Đường hiệu đính (2013).
Việt Nam quốc, Quảng Nam tỉnh, Điện Bàn huyện,
Điện An xã, Ngọc Tứ thôn, Châu Bông xứ.
Tuế thứ Nhâm Ngọ niên, lục ngoạt,
tam thập nhựt, lương thời.
Tư nhơn Lạc thành Từ đường Hà Ngọc tộc chi khánh lễ, cẩn dĩ hương đăng, hoa quả, kim ngân, phù lang, tửu thủy, diêm mễ, bàn soạn thứ phẩm chi nghi.
Thừa mạng bổn tộc tâm thành chấp sự:
- Chánh tế: Trưởng tộc Hà Ngọc Dũng
- Tả hữu phân hiến: Hà Ngọc Trúc – Hà Ngọc Trước
- Nội ngoại, nam nữ đại tiểu đẳng bổn tộc Hà Ngọc đồng nghiêm thân thỉnh bái.
Cảm minh cáo vu:
Thượng niệm
Lư Giang quận khai cơ Hà tộc, cao viễn chi Tiên Tổ, tông thân, cô, di, tỉ, muội, hữu danh vô vị - hữu vị vô danh, thất tự - thất tích, đẳng chư hương hồn, chứng minh.
Cung thỉnh:
. Đệ thập cửu đợi Tổ cô dĩ thượng thần vị tiền.
. Đệ thập nhất thế Tổ: Tổ khảo Hà Ngọc Khanh, Tổ Tỉ, Tổ bá, Tổ thúc, Tổ bá - thúc tỉ, Tổ cô chư thần vị tiền.
. Đệ thập nhị thế Tổ: Tổ khảo Hà Ngọc Nhơn, Tổ tỉ, Tổ bá, Tổ thúc, Tổ bá - thúc tỉ, chư thần vị tiền.
. Đệ thập tam thế Tổ: Tổ Khảo Hà Ngọc Khánh, Tổ tỉ, Tổ bá - Tổ thúc, Tổ bá - thúc tỉ, chư thần vị tiền.
. Đệ thập tứ thế Tổ: Tổ Khảo triệu cơ tiền hiền thủy tổ Hà Ngọc Cách, Tổ Tỉ, Tổ bá, Tổ thúc, Tổ bá - thúc tỉ, chư thần vị tiền.
. Đệ thập ngũ thế Tổ: Cao Cao Cao Tổ khảo Tổ tỉ Hà Ngọc Đắc, Cao Cao Cao Tổ khảo Hà Ngọc Hải, Tổ tỉ Thái Thị Hường, Cao Cao Cao Tổ bá, Tổ thúc, Tổ bá - thúc tỉ, chư thần vị tiền.
. Đệ thập lục thế Tổ: Cao Cao Tổ khảo Hà Ngọc Hai, Cao Cao Tổ tỉ Đoàn Thị Sáu – Cao Cao Tổ khảo Đoàn Ngọc Nha, Cao Cao Tổ tỉ Đỗ Thị Sỹ, Cao Cao Tổ bá, Tổ thúc, Tổ bá - thúc tỉ, chư thần vị tiền.
. Đệ thập thất thế Tổ: Cao Tổ khảo Hà Ngọc Chấn, Cao Tổ tỉ Trần quý nương chi vị tiền - Cao Tổ khảo Hà Ngọc Hoạn, Tổ tỉ Đoàn Thị Sửu – Cao Tổ khảo Hà Ngọc Trác, Tổ tỉ Trần Thị Đích, chi vị tiền.
. Đệ thập bát thế Tổ: Tằng Tổ bá khảo Hà Ngọc Nhỏ, Tằng Tổ bá tỉ Nguyễn Thị Biểu – Tằng Tổ bá khảo Hà Ngọc Lực, Tằng Tổ bá tỉ Phạm Thị Hiếu – Tằng Tổ khảo Hà Ngọc Lội, Tằng Tổ tỉ Trần Thị Luộc, Tằng Tổ thúc khảo Hà Ngọc Chương, Tằng Tổ thúc tỉ Đoàn Thị Dinh, Tằng Tổ thúc khảo Bát phẩm Hà Ngọc Diệp, Tằng Tổ thúc tỉ Võ Thị Trí, Tằng Tổ thúc khảo Hà Ngọc Lang, Tằng Tổ thúc khảo Hà Ngọc Hú, Tằng Tổ thúc khảo Hà Ngọc Hý, Tằng Tổ thúc tỉ Nguyễn Thị Tâm, chi vị tiền.
. Đệ thập cửu thế Tổ: Hiển Tổ bá khảo Hà Ngọc Lũy, Hà Ngọc Xoài, Hiển Tổ bá khảo bá tỉ Hà Ngọc Đỉnh, Hiển Tổ khảo Hà Ngọc Dện, Tổ tỉ Nguyễn Thị Hý, Hiển Tổ thúc khảo Hà Ngọc Xằng, Tổ thúc tỉ Trần Thị Nguyên, Hiển Tổ thúc khảo thúc tỉ Hà Ngọc Chi, Hiển Tổ thúc khảo Hà Ngọc Dần, Hiển Tổ thúc khảo Hà Ngọc Xin tự Câu, Tổ thúc tỉ Lê Thị Toán, Hiển Tổ thúc khảo Hà Ngọc Hỷ, Tổ thúc tỉ Nguyễn Thị Trà, Hiển Tổ thúc khảo Hà Ngọc Hợi, Hiển Tổ thúc khảo Hà Ngọc Nhí, Tổ thúc tỉ Trần Thị Trấu – Đinh Thị Tửu, chi vị tiền.
. Đệ nhị thập thế: Hiển bá khảo bá tỉ, hiển khảo hiển tỉ, hiển thúc khảo hiển thúc tỉ, hiển cô chi hương linh quá cố vị tiền.
Cập Huynh đệ, cô di tỷ muội, tôn diệt tỷ xí tỷ xương đồng đường nội ngoại bổn tộc, hữu danh vô vị hữu vị vô danh liệt vị.
Đồng lai phối hưởng.
Viết cung vi
Tiên tổ xây cơ nghiệp, ân cao muôn đời ghi nhớ,
Tiền nhân mở núi sông, đức trọng bá tánh không quên.
Khi biến loạn, đạp gió cưởi mây, bảo hộ cho con cháu bình yên
Lúc can qua, đội mưa tắm nắng, hy sinh để giống nòi rạng rỡ.
Tổ tiên đã hóa thân thành người thiên cổ,
Con cháu nay như lộc như lá mùa xuân.
Chim xa cành còn nhớ cây che bóng,
Người sanh ra đâu bỏ cội, quên nguồn;
Chữ đạo hiếu làm đầu dưới trên bái vọng,
Câu thâm tình chung thủy sau trước khắc ghi.
Nhớ xưa.
Đức Tổ khởi sanh cơ Bắc Việt,
Phụng mạng Tiên triều, mở đất phía Nam.
Tháp tùng quân tướng, phá điền Ngũ Quảng.
Tiền hiền an cứ tịch Quảng Nam,
Đắc địa Tiên nhơn khai hoang Ngọc Tứ,
Thuận buồm con cháu sanh trưởng Điện An.
Sơn khê lắm bận, sóng gió nhiều phen,
Hà Ngọc tộc hai hai đời sáng tỏ,
Ơn đức ông bà cao tựa Thái Sơn.
Ghềnh thác chập chùng, quan san thiên lý,
Lư Giang quận bá vạn thế còn ghi,
Hiếu tình hậu thế tràn Đông Hải.
Giặc giả chiến chinh tổ tiên từng nêu nghĩa cả,
Thiên tai dịch họa cha mẹ lắm bận điêu linh.
Dám hy sinh vì đời sau sáng rỡ,
Nếm gian lao cho dòng họ sanh tồn.
Nay hậu thế,
Cầu DỤ HẬU, đem tài nay nối chí,
Thờ QUANG TIỀN, lấy sáng trước lập thân.
Gương hiền tiên tổ là hiện thân con cháu,
Cơ nghiệp ông bà mở danh phận hậu lai.
Công ơn là trời biển,
Đức đạo ấy bạc vàng.
Uống nước nhớ nguồn,
Truy nguyên kính bổn.
Xin tiên tổ chứng tri,
Một giọt máu đã phân thành hai phái,
Cội nguồn xưa không thể phải tách đôi.
Gái trai dẫu cách xa đều không rời huyết thống.
Nội ngoại dù nhiều đời vẫn phải trọng thích thân,
Lấy đạo nghĩa vun bồi ân cúc dục,
Đem lễ nghi gầy dựng phước tông thân.
Ngọn đèn thắp sáng, linh thiêng tổ tiên chứng giám,
Khói hương quyện bay, lòng thành con cháu ngưỡng theo.
Tổ tiên đã an trụ cảnh từ đường,
Hộ trì hiển vinh thế thế,
Tải phước ấm , kế thừa an khương muôn thuở.
Con cháu đặng thái bình, gia phong thạnh,
Hanh thông ngời sáng đời đời,
Nguyện báo đền, tiếp nối hiếu hạnh ngàn năm.
Đất Tây Bắc, Càn phương nguồn cội rắp tâm ghi nhớ,
Trời Đông Nam, Tốn hướng sanh cơ quyết chí tô bồi.
Bổn tộc kiền thành,
chi gia huệ giả,
Phục vi cẩn cáo.
|
Đây là bài văn tế khánh thành từ đường đã thống nhất hoàn chỉnh, có thể lấy văn bản này sửa lại làm văn tế hiệp kỵ, tế Xuân Thu, chạp mả.
ĐỨC ÔNG HÀ NGỌC XINH
(1906-1996)
----------- ***------------
Đức ông sinh năm 1906 tuổi Bính Ngọ từ trần ngày 11 tháng 10 năm 1996, thọ 91 tuổi, mộ phần đức ông an táng tại Nghĩa trang Tư Gia thuộc ấp Chánh 2, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đức ông Hà Ngọc Xinh được sinh ra tại làng Giáp Tư nay là thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là con thứ tư của cụ Chánh Bát Phẩm Hà Ngọc Diệp và đức bà Võ Thị Trĩ. Năm 1928 ông kết hôn với bà Lê Thị Toán
người làng Bát Nhị nay thuộc xã Điện Phước, huyện Điện Bàn. Ông và bà có 06 người con:
1. Hà Ngọc Cần - Sinh năm 1931
2. Hà Ngọc Trúc - Sinh năm 1933
3. Hà Ngọc Trước - Sinh năm 1935
4. Hà Thị Cúc - Sinh năm 1940
5. Hà Ngọc D. Cường - Sinh năm 1945
6. Hà Thị Ngọc Lý - Sinh năm 1948
Quê nghèo, gia đình nghèo, vất vả quanh năm với mấy sào ruộng không đủ sống, ông thường phải đi xa làm mướn kiếm tiền về phụ giúp nuôi con. Để lại cho nhà đức bà Lê Thị Toán vừa làm ruộng vừa nuôi dạy 06 người con.
Nghèo vật chất nhưng ý chí không nghèo, từ nhỏ lớn lên mang trong người dòng máu yêu nước của cụ thân sinh là đức ông Hà Ngọc Diệp; đức ông Hà Ngọc Xinh có tính tình cương trực, yêu lẽ phải, chuộng điều công bằng. Ông cùng bà tuy nghèo, cực khổ quanh năm, thường thiếu ăn thiếu mặc song vẫn cho các con học hành biết chữ. Ông thường dạy các con “học để biết viết, biết đọc, biết điều nhân nghĩa, sau này lớn lên làm một công việc nào đó phụ giúp cho đời”.
Tháng Tám năm 1945, Tổng khởi nghĩa cướp Chính quyền diễn ra trên quê hương, ông tham gia vào đội võ trang của xã, đi đầu
trong đoàn người biểu tình giành Chính quyền về tay nhân dân. Sau tổng khởi nghĩa đến năm 1947 ông là du kích xã Điện An.
Giặc Pháp tấn công lấn chiếm các huyện phía Bắc của tỉnh quê ông bị giặc xây đồn chiếm đóng, ông cùng đội du kích bám trụ làng cũ quần nhau với giặc, cuộc chiến đấu quyết liệt hơn vì phải đeo bám sát cạnh đồn địch. Tháng 3 năm 1948 giặc Pháp đi càn bố, trong một trận chiến đấu không cân sức, đức ông trúng đạn giặc bị thương nặng ở chân. Gia đình cùng bà con lối xóm đưa ông vào bệnh viện kháng chiến, đường xa, khiêng cáng bộ mấy ngày đêm mới vào đến bệnh viện Cây Sanh trong rừng chiến khu huyện Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam. Ròng rã 2 năm dài điều trị trong bệnh viện, lúc bấy giờ thiếu thuốc Tây y, phải chữa trị bằng thuốc Nam và lá cây rừng, phẫu thuật không thuốc tê, không thuốc mê, đau đớn tột cùng. Sau 2 năm tương đối phục hồi vết thương, xương gãy mới vừa liền, ông xin ra viện, tay nương gậy trúc lần bước về nhà.
Đường xa hàng trăm cây số ngày đi, đêm nghỉ, lúc đói, khát nhờ dân cưu mang che chở, trái bắp
(ngô), củ mì (sắn) nướng, bát chè xanh qua cơn đói, khát. Trong hoàn cảnh kháng chiến cam go, gian khổ. Cuối cùng đức ông cũng về được với gia đình. Sau này nhắc lại những ngày gian lao ấy, đức ông thường nhắc với cán bộ, với các con của ông một câu mà ông tâm đắc nhất: “có dân ủng hộ thì khó mấy cũng vượt qua, kháng chiến muốn thắng lợi phải dựa vào dân, phải làm cho dân tin, dân mến!”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết tháng 7 năm 1954, đất nước tạm chia hai miền, bộ đội cán bộ tập kết ra miền Bắc. Trên quê hương ông từ chỗ có vùng tự do, có bộ đội, du kích, có chính quyền kháng chiến; nay chỉ có một chính quyền địch, một quân đội địch, một bộ mấy hành chính địa phương toàn là những tên cường hào ác bá, lưu manh, du côn tập họp lại. Chúng hầm hè nhe nanh, múa vuốt chuẩn bị ăn tươi nuốt sống dân lành cùng những người kháng chiến cũ. Dự đoán trước đươc âm mưu, thủ đoạn trả thù hèn hạ của địch, đức ông đã biên thư gửi gấp vào trong Tam Kỳ cho 2 người con là Hà Ngọc Trúc, Hà Ngọc Trước bám theo đơn vị đi tập kết, tuyệt đối không quay trở về nếu về là chết.
Trong tháng 7 năm 1954 gia đình của đức ông là điểm tập hợp những người chuẩn bị đi tập kết ra miền Bắc, có 3 đợt tập trung như vậy với hàng chục người.
Năm 1955 ông được chi bộ thôn nhờ nuôi 1 cán bộ huyện uỷ bí mật khi đồng chí này nhận nhiệm vụ bám trụ lại địa phương để lãnh đạo phong trào.
Giữa năm 1955 đến 1956 Huyện uỷ huyện Điện Bàn chọn nhà ông đặt trụ sở làm việc, toàn bộ văn phòng Huyện uỷ ăn, ở làm việc tại ngôi nhà tranh vốn không rộng lắm. Tại ngôi nhà này đồng chí bí thư Huyện uỷ triệu tập các cuộc họp thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ. đức ông, đức bà, cùng người con trai út của ông bà (Hà Ngọc Cu – Cường) chia nhau canh gác. Bọn giặc lúc bấy giờ như những con cọp dữ đói mồi rình rập ở khắp nơi. Trong vùng địch, vượt qua tai mắt địch, gia đình ông bà đã bảo vệ các cán bộ của Đảng bộ địa phương trong ngôi nhà nhỏ này bảo đảm tuyệt đối an toàn. Nếu xét trong bối cảnh lúc bấy giờ, đây là một kỳ tích.
Năm 1956 đến tháng 10 năm 1957 gia đình ông bà nuôi giấu đồng chí bí thư Huyện uỷ Điện Bàn, đó là đồng chí Ngô Vinh.
Tháng 11 năm 1957 đồng chí Ngô Vinh đi móc nối cơ sở, chẳng may bị địch phát hiện, vây bắt tại Cẩm Sa.
Nhà nghèo, đức bà phải tần tảo nuôi cán bộ bằng khoai mì (sắn), khoai lang và các loại củ trồng trong vườn nhà, mỗi ngày chỉ được ăn cơm buổi tối gạo độn củ mì (sắn) lát.
Tháng 5 năm 1956 thực hiện chỉ đạo của đồng chí Ngô Vinh lúc bấy giờ là bí thư Huyện uỷ – đang được ông nuôi giấu tại gia đình – ông cho người con cả là Hà Ngọc Cần tạm lánh vào Sài Gòn chờ thời cơ liên lạc với tổ chức tiếp tục hoạt động.
Ngày 5 tháng 5 năm 1956 khi người con cả Hà Ngọc Cần vừa lên xe vào phía Nam thì địch đã đưa lính dân vệ do tên uỷ viên cảnh sát chỉ huy đến bao vây lục soát nhà ông. Chúng cướp đi 1 chiếc ghe nan, một số gà vịt, bọn chúng hậm hực vì không bắt được ông Hà Ngọc Cần.
Những năm từ 1957 đến 1959, bọn tay sai đế quốc tiến hành cuộc “chiến tranh đơn phương” trên phạm vi cả nước. Tại tỉnh Quảng Nam nói chung và xã Điện An huyện Điện Bàn nói riêng, chúng ráo riết khủng bố người kháng chiến cũ, tiến hành “Tố cộng, diệt cộng” hết sức thâm độc dã man “thà giết lầm hơn bỏ sót” nhằm “loại những người Cộng sản ra khỏi vòng pháp luật”, “tiêu diệt những phần tử Cộng sản, những tổ chức cộng sản và tư tưởng cộng sản”.
Lực lượng tiến hành “Tố cộng diệt cộng” ở xã Điện An là những tên có nợ máu với nhân dân trong thời kỳ Pháp thuộc, những tên ác bá, côn đồ đã từng bị cách mạng lên án, bọn này đang khoác áo “Hội đồng hương chính”, cảnh sát mật vụ, công an, tình báo, công dân vụ tại thôn và xã.
Chúng lùa bắt dân các thôn của xã. Những gia đình có con em đi theo kháng chiến trong đó đức ông Hà Ngọc Xinh là có tên trong “danh sách đỏ” của địch tại thôn Tứ Giáp. Chúng bắt hàng trăm người dân vô tội này tập trung tại đình Nhị Giáp và đình Nhất Giáp. Từ sáng sớm đến trưa và từ trưa đến chiều tối phải “đứng sám hối”
hàng mấy giờ liền. Nhiều người ngất xỉu ngả xuống đất, chúng dùng roi, gậy đánh đập dã man buộc họ tiếp tục đứng lên. Hình thức tra tấn bằng cách “đứng sám hối” này diễn ra ngày này qua ngày khác kéo dài hàng tháng. Trong thời gian đó, người nhà gia đình phải đưa cơm nước đến nuôi người thân của mình.
Một lần sau giờ bắt đầu sám hối, tên uỷ viên cảnh sát xã đến hỏi đức ông Hà Ngọc Xinh:
- Ông đã thấy hối hận vì đã để cho các người con của ông đi theo Cộng sản chưa?
Đức ông trả lời:
- Càng đứng lâu, tôi càng thấy nhớ và biết ơn, tự hào vì các con của tôi.
Tên giặc gằn giọng: “Nghĩa là ông không chịu sám hối?”
Đức ông khẳng khái trả lời: “Có tội chi mô mà sám hối?”
Tên uỷ viên cảnh sát ác ôn Phan Xuân Hưởn liệt ông vào thành phần Cộng sản cứng đầu, liệt vào danh sách bắt đưa đi thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao cột đá dìm xuống sông. Phan Xuân Hưởn chưa kịp thực hiện được âm mưu trên thì hắn bị đồng bọn cấp trên bắt giam do thanh trừng nội bộ.
Sau đồng khỏi 1960, lúc bấy giờ người con trai út của ông bà đã vừa lớn đang đi học tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu, lo sợ trước âm mưu mua chuộc, dụ dỗ của địch, ông quyết định để Hà Ngọc Cu – Cường vào Sài Gòn với người anh cả Hà Ngọc Cần. Ông biết tin lúc này Hai Cần đã bắt được liên lạc với tổ chức và đang tiếp tục hoạt động cách mạng. Hà Ngọc Cường sau đó cùng theo bước 3 người anh đi theo cách mạng.
Tại quê nhà, chiến tranh càng ác liệt, quân Mỹ vào, càn bố liên miên, ngôi nhà của ông bà bị giặc đốt cháy. Ông bà buộc phải rời bỏ quê hương ra Đà Nẵng làm mướn sống qua ngày. Trước lúc ra đi, suốt một đêm thức trắng ông ngồi trên nền nhà cũ, nhớ lại biết bao kỷ niệm không thể nào quên. Đối với đức ông, bên cạnh tình yêu vợ con thì tình yêu mảnh đất vườn nhà là trên tất cả. Bởi đó là nơi ông và 6 người con của ông chôn nhau cắt rốn. Nơi đó là quê hương ông có mồ mả tổ tiên yên nghỉ. Nơi đó trên mảnh đất nền nhà
này, ông nội của ông – đức ông Hà Ngọc Trác, thân phụ của ông – đức ông Hà Ngọc Diệp, đến đời của ông bà, đời trước nối đời sau gánh đất từ dưới đồng sâu đắp lên nền nhà này. Biết bao công sức mồ hôi đổ xuống để nền nhà dưới thời ông đủ độ cao sống chung với lũ lụt. Nơi đó, trong ngôi nhà bé nhỏ này ông đã từng nuôi giấu nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng bộ địa phương. Nơi ông trân trọng đặt bàn thờ lư hương để đêm đêm đốt nén nhang tưởng nhớ tổ tiên. Tình yêu mảnh đất vườn nhà luôn cháy bỏng trong ông. Năm 1974 trong lúc chiến trận còn đang ác liệt, ông đã từ Đà Nẵng trở về phát hoang khai phá. Bom pháo giặc dữ dội, buộc ông phải trở ra Đà Nẵng. Nhưng đến đầu năm 1975 ông lại trở về dựng tạm chòi tranh che nắng và ngày từng ngày ông dọn dẹp mảnh vườn, bất chấp trái lép, đạn lép hoặc đạn trái chưa nổ do địch và do ta bỏ lại trên phần đất ấy. Đức ông lầm lũi một mình phát hoang cỏ dại trong vườn. Bà ở lại Đà Nẵng buôn bán trầu cau dành dụm tiền mua gạo, thực phẩm hàng tuần về quê cung cấp cho ông. Khi vùng đất Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam được giải phóng thì mảnh đất vườn nhà của ông cũng được ông phát, dọn khang trang sạch đẹp. Trên nền đất ấy rau ăn các loại, bắp, đậu đã mọc lên tràn đầy sức sống.
Năm 1975 ông và bà cất lại ngôi nhà, vẫn là mái tranh xưa trên nền đất mà ông yêu quý, gắn bó, mỗi ngày trông ra ngõ, chờ đón các con ông trở về.
Cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài, cả 4 người con trai của ông bà đều tham gia kháng chiến, đều xông pha trận mạc, đều bình yên trở về.
Đối với ông đó là điều đại phúc !
Những năm cuối đời, sống với con ở phương Nam song lúc nào trong ông vẫn canh cánh nhớ về mảnh vườn xưa trên nền đất cũ.
Việc giữ lại mảnh vườn, tôn tạo lại nơi chôn nhau cắt rốn của bao thế hệ, nơi công sức mồ hôi bao đời ông cha đổ xuống để mảnh đất ấy, khu vườn thiêng liêng ấy mãi mãi là khu vườn nhà ông Bát Diệp, ông Hương cần là trách nhiệm của các thế hệ con, cháu, là hiếu nghĩa phải làm để vui lòng ông cha nơi cõi vĩnh hằng.
Cuộc đời hơn 90 năm của đức ông Hà Ngọc Xinh trải qua bao nổi thăng trầm, gian nan, dâu bể không thể nào kể xiết, song đó cũng là cuộc đời vô cùng sôi động, trong sáng và đẹp đẽ.
Đức ông Hà Ngọc Xinh đã để lại cho con cháu đời sau một tấm gương sáng về ý chí, niềm tin, sự kiên định vào con đường mà Người đã chọn. Tấm gương về sự cương trực, thuỷ chung, căm ghét cái ác, tôn vinh điều thiện. Tấm gương về sự nhìn xa, trông rộng dẫn dắt các con của mình đi đúng hướng. Tấm gương về tình yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Tấm gương về sự chí hiếu, chí trung.
Đức ông Hà Ngọc Xinh sống mãi trên bước đường mai hậu của cháu con Hà Ngọc.
ĐỨC BÀ LÊ THỊ TOÁN
(1910 – 1997)
Đức bà là con gái thứ Tư trong một gia đình có 5 người con (2 trai, 3 gái) của giòng họ Lê Cao làng Bát Nhị.
Đức bà Lê Thị Toán sinh năm Mậu Tuất 1910. Thời con gái bà được dân làng Bát Nhị và bà con giòng họ Lê Cao khen là cô gái đẹp, nết na, hiền thục. Thực tế còn hơn thế khi bà còn có khả năng nấu ăn, thêu thùa, may vá và đặc biệt là đức tính vui vẻ, thân tình dể mến dể gần thu hút sự ngưỡng mộ, cảm mến của nhân dân làng Tứ Giáp khi về làm vợ của Đức ông Hà Ngọc Xinh.
Bà Lê Thị Toán thành thân với Đức ông Hà Ngọc Xinh vào tháng 10 năm 1928, năm ấy bà vừa 18 tuổi.
Năm 21 tuổi bà sinh hạ người con trai đầu (1931) và lần lược những năm sau đến năm 1948 bà sinh hạ 6 người con gồm 4 trai, 2 gái.
Về làm dâu họ Hà Ngọc trong giai đoạn khó khăn, cuộc sống vất vả, mẹ chồng – Đức bà Võ Thị Trỉ bệnh hiểm nghèo không tự đi đứng được, bà phải cùng chồng lao động nuôi con và phụ giúp cha mẹ chồng. Thấy con dâu nhiều lúc cõng mẹ chồng đi vệ sinh, tắm rửa, đức ông Hà Ngọc Diệp rơi nước mắt và nghẹn ngào nói với bà: “Số con cực khổ về làm dâu trong cảnh ngộ này, cha chẳng giúp được gì mà còn làm tăng gánh nặng cho các con”. Trước sự cảm kích của cha chồng bà chỉ cười hiền không nói, bản tính của bà là vậy, ít nói, hay làm.
Chiến tranh ngày càng lan rộng, giặc Pháp càn bố liên miên, dân phải chạy giặc. Những năm ấy trời hạn hán gay gắt, để cấy được mấy sào ruộng quanh vườn nhà phải tát nước từ dưới giếng sâu lên, bà cùng ông suốt ngày trên xe đạp nước, cấy, làm cỏ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, lúc rảnh rổi giờ trưa, chiều tối tranh thủ làm đất trồng khoai, tỉa bắp trong vườn để có thêm cái ăn lo cho 6 đứa con.
Năm 1948, bà sanh đứa con gái út, năm ấy Đức ông bị giặc Pháp bắn bị thương trong một trận càn của giặc. Ông phải vào bệnh viện, bà ôm con nhỏ khóc ròng. Mới sanh vừa tròn tháng bà phải gạt nước mắt ra đồng làm cỏ lúa, trồng rau. Ông nằm bệnh viện 2 năm dài, nhà vắng đàn ông trụ cột, bà phải thay ông vừa lao động ngoài đồng, vừa chăm sóc cha mẹ chồng đau yếu. Cuộc sống vất vả gieo neo, nhiều lúc ăn đói, mặc rách nhường cơm, nhường áo cho các con mùa đông rét lạnh, tối mẹ con ôm nhau trên manh chiếu rách.
Gian lao khổ hạnh là vậy song cảnh ngộ không khuất phục được Bà – người mẹ hiền, người dâu thảo, người vợ đảm đang vẫn kiên cường đứng vững, trên môi bà lúc nào cũng mở nụ cười đôn hậu.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, xâm lược Pháp cút khỏi đất nước, Hiệp định Giơ-ne-vơ tạm thời chia đôi Tổ quốc Việt Nam, bộ đội đi tập kết ra miền Bắc, miền Nam nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ. Bọn tay sai phản động nổi lên như bầy sói dữ, hùng hổ nhe nanh múa vuốt tiến công người kháng chiến cũ, máu chảy, đầu rơi, xác người bị địch sát hại thả theo sông trôi ra biển. Ngôi nhà tranh nhỏ bé của bà, chồng và 3 đứa con còn nhỏ của bà (Thìn, Cu, Lý) đều nằm trong danh sách “Can cứu” của ngụy quyền địa phương, ông nhà (Đức ông Hà Ngọc Xinh) phải đi học tập “tổ công”. Trong thời kỳ gieo neo khắc nghiệt ấy (1956 – 1957) có cán bộ lãnh đạo của huyện đồng chí Nguyễn Tùng Bí thư Huyện ủy Điện Bàn bị địch truy nả gắt gao ở Điện Phước đã chạy về nương náo trong nhà, bà che dấu và nuôi ông an toàn đến năm 1957, tháng 11/1957 trong một chuyến đi công tác móc nối cơ sở, bị địch phát hiện chúng bao vây và bắt được ông, trước đòn roi man rợ của địch ông Nguyễn Tùng đã kiên cường lớn tiếng lên án tội ác của Mỹ ngụy sau đó dùng dao mổ bụng tự vẫn. Sau ông Nguyễn Tùng bị giặc sát hại, gia đình bà đón bộ phận văn phòng Huyện ủy về nuôi dấu trong nhà từ tháng 12/1957 đến tháng 3/1958.
Trong nhà không có gạo phải chạy ăn từng bửa, các đồng chí lo lắng hỏi bà – Bà cười hiền nói “Các em đừng sợ, chỉ cần các em trốn kỷ, bọn chúng không phát hiện được, còn chuyện ăn uống để
qua lo”. Thế là từ đó, bửa ăn sáng, ăn trưa là khoai lang, khoai mì, khoai từ, buổi tối ăn cơm hai phần ba độn sắn (mì) lát.
Ròng rả mấy tháng như vậy, tuy ăn uống kham khổ nhưng 5 cán bộ văn phòng Huyện ủy không hề bị đói khát ngày nào.
Nhà nghèo, bà lấy đâu ra chừng ấy lương thực (chưa nói đến thực phẩm cho dù là mắm, muối!) để nuôi chừng ấy con người trong ngần ấy thời gian giữa bốn bề quân thù bủa vây soi mói.
Câu hỏi đó đến tận hôm nay lớp con cháu của bà vẫn còn ray rức mãi. Lúc còn sinh thời có người còn đem câu chuyện này ra hỏi bà – Người mẹ vĩ đại ấy vẫn chỉ một nụ cười hiền – nụ cười sống mãi.
Lịch sử huyện Điện Bàn không nhắc đến chuyện này, lịch sử xã Điện An cũng không đề cập đến. Có lẽ là do tư liệu, không có người cung cấp. Bà thì không bao giờ nói về mình. Âu đó là điều không thể trách cứ ai.
Song khẳng định đó là sự thật lịch sử!
Còn biết bao nhiêu câu chuyện khác kể về bà, không thể nói hết. Lớp cháu con Hà Ngọc đời sau xin hãy tạm hài lòng với chừng ấy câu chuyện đã nêu, thế cũng là tạm đủ.
Đức bà Lê Thị Toán đi vào cỏi vĩnh hằng vào ngày 17 tháng 10 năm 1997, cụ thọ 87 tuổi.
Từ ngày bà ra đi, mỗi năm đến ngày giổ kỵ, con cháu của bà tề tựu, lòng rưng rưng nhìn di ảnh, thấy nụ cười của Mẹ, của Bà. Trong sâu thẩm cỏi lòng mình các con của mẹ muốn thốt lên “Mẹ ơi, Mẹ là người mẹ vĩ đại nhất, cao cả nhất đối với các con trên cỏi đời này!”.
ĐỨC ÔNG HÀ NGỌC HỶ
(1908 - ……)
----------- ***------------
Đức ông Hà Ngọc Hỷ tên thường gọi là ông Hương Thuận. Trước những năm 1945, Hội tề làng chỉ định đức ông làm Hương dịch chuyên việc đi mời dân làng đi họp bàn việc làng nên có chức Hương.
Đức ông sinh vào năm Bính Thân 1908 tại làng Ngọc Tứ (giáp Tư) xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng nam.
Năm 1930 đức ông kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Trà người làng Bát Nhị, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ông và Bà có 5 người con:
Hà Ngọc Thuận
Hà Thị Tình
Hà Ngọc Chung
Hà Ngọc Hiến
Hà Ngọc Quỵ
Ông là con trai út của Đức ông Chánh bát phẩm Hà Ngọc Diệp và Đức bà Võ Thị Trĩ.
Mang trong người dòng máu bất khuất yêu nước của Phụ thân, bản tính của Đức ông cũng giống như người anh Đức ông Hà Ngọc Xinh, thẳng thắng cương trực, yêu chuộng điều thiện, lẻ phải, xa lánh điều ác và rất căm ghét điều gian trá. Dân làng Ngọc Tứ kính nể đức ông vì đức tính ấy.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, đức ông Hà Ngọc Hỷ cùng với dân làng tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền. Đối với Đức ông đó là ngày hội làm thay đổi cuộc đời vốn trải qua nhiều cực khổ của đức ông, gia đình của đức ông cũng như bà con làng nước.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đức ông tham gia vào lực lượng Dân quân du kích xã. Khi gặp Pháp đổ quân chiếm thành phố Đà Nẳng, Đức ông được phân công cùng đội du kích ra chốt chặn ở bờ phía Nam sông Cẩm Lệ để ngăn chặn và cảnh giới địch từ địa đầu phía Bắc tỉnh Quảng Nam.
Tháng 3 năm 1947, giặc Pháp bắt đầu từ Đà Nẵng nống ra đánh vào phía Bắc huyện Điện Bàn, đức ông Hà Ngọc Hỷ cùng đội du kích phối hợp với quân dân các xã phía Bắc của huyện chiến đấu ngăn chặn, phục kích, bắn tỉa, tiêu hao giặc Pháp. Song cuộc chiến đấu không cân sức, du kích buộc phải rút lui vào phía Nam sông Thu Bồn.
Giặc Pháp chiếm huyện Điện Bàn, xua quân càn bố, đốt phá, đóng đồn bót nhiều nơi. Dân làng Ngọc Tứ chạy giặc vào vùng Đông Bàn.
Được sự phân công của tổ chức, đức ông Hà Ngọc Hỷ chuyển hoạt động vào bí mật, làm du kích mật, trở về gia đình tại làng cũ bên cạnh đồn địch. Ngày thường đức ông cùng gia đình ra đồng làm ruộng, ban đêm ông là du kích sẳn sàng nhận nhiệm vụ của tổ chức tham gia trừ gian, diệt ác. Hoạt động liên tục như vậy trong một thời gian. Đức ông là cơ sở nòng cốt thường xuyên nắm mọi hoạt động của quân Pháp trong đồn, kịp thời thông báo cho lãnh đạo xã Điện An kịp thời có phương án đối phó, tổ chức lực lượng chiến đấu khi giặc Pháp đi càn bố.
Tháng 7 năm 1954, Hiệp định đình chiến, đất nước tạm chia làm 2 miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam giặc chiếm đóng, bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc. Tình thế thay đổi bất lợi cho phong trào cách mạng, tại quê ông, bọn tay sai Mỹ - Diệm ráo riết tấn công vào người kháng chiến cũ, tiến hành “Tố cộng, diệt cộng”. Máu lại đổ, xác người địch thả trôi sông, vùi dập dưới cát. Đức ông cũng như bao nhiêu người yêu nước khác, đau lòng trước vận nước ngữa nghiên.
Những năm 1955 – 1956, tại địa phương, có một số cán bộ được Đảng phân công ở lại bám dân, xây dựng lại phong trào cách mạng, không đi tập kết ra miền Bắc. Số cán bộ này sống trong vòng vây của giặc, lúc nào sự nguy hiểm cũng cận kề. Đức ông Hà Ngọc Hỷ đã bí mật cùng với gia đình đào hầm bí mật trong nhà nuôi giấu cán bộ. Nhà nghèo, gạo phải chạy ăn từng bửa, ăn đói, mặc rách song Đức ông và gia đình vẫn một lòng nuôi giấu, đùm bọc cán bộ, sắn khoai, rau cháo mỗi ngày vẫn không để cán bộ bị đói khát.
Một trong số cán bộ lúc bấy giờ được gia đình đức ông bảo bọc năm 1956 được Đảng bố trí “ điều lắng” vào phía Nam hiện nay đồng chí cán bộ đó ở Cần Thơ, trong một lần gặp ông Hà Ngọc Cần (Hai Cần) đồng chí cán bộ ấy nhắc đến đức ông Hà Ngọc Hỷ mà ông gọi bằng Bác Hương Thuận với sự xúc động và lòng nhớ ơn sâu đậm.
Năm 1960 – Đồng Khởi, cách mạng chuyển lên, bọn tay sai gian ác ở quê nhà bị nhân dân lên án, bị cách mạng trừng trị. Lòng đức ông được thanh thản hơn, được trút bỏ bao nổi oán hờn chất chứa bấy lâu.
Đức ông sống những năm cuối đời vui cùng con cháu, mặc dù phải sống trong vùng địch nhưng trong lòng đức ông lúc nào cũng hướng về cách mạng, mong ngày điều thiện được tôn vinh, cái ác bị xua đuổi vào trong bóng tối để cho đất nước thái bình, trăm họ được sống yên vui, an cư lạc nghiệp.
Đức ông Hà Ngọc Hỷ, Đức bà Nguyễn Thị Trà trước và sau đã đi vào cõi vĩnh hằng.
Lớp con cháu Hà Ngọc hôm nay nhớ mãi Đức ông Hà Ngọc Hỷ, nhớ mãi tấm gương sống thanh bần, trung cang, nghĩa dũng của Đức ông.
Ông HÀ NGỌC CẦN
tự HOÀN ĐỨC
Sinh: ngày 01 tháng 5 năm 1931
Sinh quán: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Trú quán: ấp Chánh 2, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hà Ngọc Cần là con trai trưởng của Đức ông Hà Ngọc Xinh và bà Lê Thị Toán. Ông sinh ngày 01 tháng 5 năm 1931 tại quê nhà Thôn Ngọc Tứ (ngày trước còn có tên là Làng Tứ Giáp, còn có tên gọi là Làng Giáp Tư). Năm 1959 Ông kết hôn cùng Bà Dương Thị Sáu người làng Đông Hồ cùng quê hương xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông và bà có 03 người con:
Hà Thị Ngọc Ánh
Hà Thị Ngọc Tuyết
Hà Ngọc Hùng
Có 02 cháu nội và 04 cháu ngoại.
So với 06 người con của Đức ông Hà Ngọc Xinh và Đức bà Lê Thị Toán, ông Hà Ngọc Cần có quảng đời trải qua nhiều nổi thăng trầm, gian truân, cả về trí lực và thể lực. Là con cả trong một gia đình nghèo, ông phải lao động từ rất sớm để phụ giúp cha mẹ nuôi 5 em nhỏ. Thuở thiếu thời ông sớm thừa hưởng tính cách cương trực, tôn vinh điều thiện, ghét cái ác nơi người cha khả kính, ông cũng được thụ hưởng tấm lòng nhân ái, bao dung, thương người, tính cách đôn hậu dễ mến, dễ gần của mẹ hiền. Đặc biệt, tấm lòng yêu nước, thương dân, đầy nhiệt huyết của ông nội – Đức ông Hà Ngọc Diệp.
Theo thời gian, nhưng tính cách ấy đã thấm sâu vào tim óc, hun đúc tâm hồn ông để ông Hà Ngọc Cần có một cuộc đời vô cùng phong phú. Đối với ông càng trải lắm gian truân càng trui rèn thêm ý chí, lửa thử vàng, ngọc càng mài càng sáng. Là một chiến sĩ cách mạng, ông đặt lòng trung thành với Đảng, với dân, với nước lên trên hết, xem đó là cái quý giá nhất của cuộc đời mình. Hơn sáu mươi năm hoạt động cánh mạng, trải qua nhiều cương vị khác nhau, kể cả trong lao tù đế quốc, dù đòn thù thịt nát máu rơi vẫn một lòng tận trung với Đảng với nước chí hiếu với dân.
Từ tháng 7 năm 1949 đến tháng 7 năm 1954 ông làm thư ký văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chính Chi bộ Hồ Văn Hảo sau là Xã ủy xã Điện An, huyện Điện Đàn, tỉnh Quảng Nam. Đến tháng 8/1954 ông được tổ chức phân công “điều lắng” vào hoạt động bí mật, được giao nhiệm vụ làm Trạm trưởng Trạm giao liên của Huyện ủy Điện Bàn hoạt động đến tháng 5/1956 thì bị lộ, địch truy lùng ráo riết. Để tránh khỏi nanh vuốt kẻ thù, đồng chí Nguyễn Tùng lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Điện Bàn chỉ đạo ông Hà Ngọc Cần tạm thời lánh vào Sài Gòn chờ cơ hội bắt liên lạc tiếp tục hoạt động cách mạng. Ngày 05 tháng 5 năm 1956 khi chuyến xe khách chở ông vào phương Nam vừa lăn bánh thì ngay chiều hôm đó một toán công an, dân vệ do tên trưởng công an ngụy xã Điện An chỉ huy đã bao vây nhà cha mẹ ruột của ông, chúng lục soát khắp nơi để tỉm bắt cho được ông, song bọn chúng không thực hiện được.
Những người kháng chiến cũ như ông bị địch bắt trong thời điểm đó đều bị chúng trùm bao bố cột chặt, treo đá thả xuống sông.
Vào Sài Gòn, ông vừa lao động làm tự nuôi sống vừa nghe ngóng, tìm bắt liên lạc với tổ chức. Đến tháng 2/1960 ông bắt liên lạc được với ông Tám Lãnh cán bộ của Ban Binh vận miền Nam (R). Ông được giao nhiệm vụ vận động thanh niên đưa ra chiến khu để xây dựng lực lượng. Tháng 8/1960 ông được giao làm cán bộ quản lý và xây dựng cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ địch thuộc đội 32A-Tiểu ban Nội tuyến – Ban Binh vận miền Nam.
Ngày 04/12/1964 ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cánh mạng miền Nam – Một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam được phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Nam lúc bấy giờ - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quá trình phấn đấu vào Đảng của ông Hà Ngọc Cần cũng có nhiều giai thoại: ngay từ những năm 1950 (thế kỷ XX) ông đã là quần chúng ưu tú, cảm tình Đảng, được chi bộ đưa vào diện đối tượng chuẩn bị kết nạp Đảng. Song, khi thông qua lý lịch, một số đảng viên trong chi bộ địa phương lúc bấy giờ quy cho ông là “thành phần con cháu quan lại phong kiến”. Bởi ông Hà Ngọc Cần là cháu nội của Đức ông Hà Ngọc Diệp, năm 1886 Đức ông Hà Ngọc Diệp được phong hàm Chánh Bát phẩm – chức Đội trưởng Đội quân Cấm vệ của Vua. Những đảng viên đó không hiểu rằng Đức ông Hà Ngọc Diệp vốn là một chiến sĩ cánh mạng từng theo vua Hàm Nghi ra chiến khu chống giặc Tây dương, từng là Đội trưởng trong quân đội của ông Phan Đình Phùng chiến đấu chông giặc pháp nhiều năm liền.
Do những ý đó nên ông Hà Ngọc Cần chưa được xem xét kết nạp vào Đảng trong thời điểm ấy. Tháng 12/1964 ông được kết nạp vào Đảng là cả một quá trình 14 năm phấn đấu bền bỉ nếm mật nằm gai từ miền đất xứ Quảng vào Nam bộ Sài Gòn.
Hoạt động trong lòng dịch, cận kề với mọi hiểm nguy vì thế ông luôn đề cao cảnh giác trong mọi hành vi, hành xử ông luôn đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu. Song, sự việc không mong đợi lại ập đến, một người hoạt động trong đường dây bị địch bắt, do không
chịu nổi cực hình tra tấn, anh ta đã khai ra. Tháng 7/1965 ông bị địch bắt với đầy đủ tang vật cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng, truyền đơn binh địch vận…Do đó, ông phải thừa nhận mình là cán bộ hoạt động cách mạng. Ngoài điều đó ra, do dù địch tra khảo cực hình, đòn thù tàn bạo, chết đi sống lại, ông vẫn giữ tròn khí tiết của người Cộng sản, không khai báo với kẻ thù bất cứ điều gì có hại cho cánh mạng.
Tại nhà tù Chí Hòa, ông bắt liên lạc với tổ chức và được giao nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh trực diện với kẻ địch để đòi dân sinh dân chủ, ông cũng được phân công lãnh đạo trực tiếp một phòng giam có nhiều chiến sĩ cánh mạng bị địch giam cầm.
Do không khai thác được điều gì ở người chiến sĩ cánh mạng trung kiên ấy, nên đến tháng 10/1966 kẻ thù đưa ông Hà Ngọc Cần ra Tòa án binh. Tại đây, địch kêu án ông 20 năm khổ sai. Tháng 12/1966, chúng lưu đày ông ra Côn Đảo. Tại đây, ông bị địch biệt giam, cấm cố, cũng tại “địa ngục trần gian” này ông được tổ chức phân công làm Tổ trưởng Tổ hạt nhân lãnh đạo quần chúng và làm Tiểu Đội trưởng Tiểu đội bảo vệ phòng giam.
Trải qua gần 10 năm trong ngục tù đế quốc ông vẫn giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ Cộng sản, ra tù ông được tổ chức xét giữ nguyên Đảng tịch. Người chiến sĩ cách mạng Hà Ngọc Cần mang trên mình nhiều thương tích do đòn thù tra tấn, cơ thể gầy ốm xanh xao, kiệt sức do bị địch đày khổ sai. Song tâm hồn người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn sáng trong như ngọc, một lòng tin tuyệt đối vào Đảng vào ngày thắng lợi của cách mạng, của chính nghĩa.
Tháng 02/1974 ông được kẻ địch trao trả về vùng giải phóng Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) theo Nghị định thư về trao trả tù chính trị của Hiệp định Paris.
Trở về trong vòng tay đồng chí, đồng đội và nhân dân, ông như con chim sổ lồng giữa bầu trời lộng gió. Mặc cho sức khỏe còn đau yếu ông nhận công tác ngay sau đó:
Từ tháng 02/1974 đến tháng 8/1974 ông làm công tác bảo vệ sân bay Lộc Ninh thuộc lực lượng ban đón tiếp dân chánh miền Nam.
Từ tháng 8/1974 đến tháng 6/1975 ông nhận Quyết định trở lại đơn vị cũ Ban Binh vận Miền. Tại chi bộ nơi ông sinh hoạt Đảng, ông được bầu làm Tổ trưởng tổ Đảng. Tháng 01/1975 ông được phân công đi công tác tỉnh Phước Long làm Tổ phó Tổ công tác.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh – Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Ông được phân công làm nhiệm vụ ở Đoàn cánh Bắc Sài Gòn, là cấp ủy viên của Đảng bộ Đoàn cánh Bắc, trực tiếp làm Trung đội trưởng lực lượng bảo vệ Đoàn cánh Bắc.
Sáng ngày 30/4/1975 cùng với Đòan cánh Bắc phối hợp với các lực lượng tiến vào Sài Gòn, ông chỉ huy trung đội của mình góp phần đánh chiếm trung tâm huấn luyện Quang Trung một trung tâm huấn luyện thuộc tầm cở lớn nhất của quân ngụy tại Sài Gòn – Gia Định. Sau đó ông được phân công chỉ huy lực lượng làm nhiệm vụ Quân quản khu vực trung tâm huấn luyện Quang Trung.
Tháng 6/1975 ông được phân công về cơ sở nhận quyết định từ Huyện ủy Hóc Môn làm Bí thư xã ủy xã Tân Thới Nhất – Bà Điểm Hóc Môn. Sau khi ổn định công tác an dân, vãn hồi an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tại xã Tân Thới Nhất. Từ tháng 9/1976 đến tháng 3/1977 ông nhận quyết định về làm Bí thư xã ủy xã Xuân Thới Thượng.
Từ tháng 3/1977 đến tháng 7/1977 ông được Huyện rút về làm Cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Hóc Môn. Tại đây ông đề nghị lãnh đạo huyện thành lập Ban liên lạc cựu tù chính trị và tù binh huyện Hóc Môn. Ông đứng ra trực tiếp vận động, tập hợp những người tù chính trị và tù binh vào tổ chức Hội, ông đã góp phần đề ra Đề án chương trình hoạt động của Hội. Đến nay Hội đã hoạt động ổn định. Với tư cách là Phó Ban thường trực Ban Liên lạc Hội cựu tù chính trị và tù binh huyện Hóc Môn, đồng thời là Thành viên Hội cựu tù chính trị và tù binh thành phố Hồ Chí Minh. Bằng sự đóng góp trí tuệ của mình, trong nhiều năm qua đã góp phần giáo dục truyền thống trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Tháng 7/1977 tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Hóc Môn ông được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện, được phân công tiếp tục làm Bí thư xã Xuân Thới Thượng – Kiêm Đoàn phó Đoàn
cán bộ chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã Nông nghiệp thí điểm của huyện Hóc Môn tại xã Xuân Thới Thượng, tại đây ông kiêm nhiệm làm chính trị viên xã đội.
Đến năm 1985 ông lại được rút trở về huyện, sau đó ông được Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm làm Trưởng phòng Lương thực huyện.
Năm 1990 ông được nghĩ hưu.
Hơn 60 năm đi theo cách mạng, cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Hà Ngọc Cần trải qua nhiều thăng trầm từ những năm cách mạng bị thoái trào khốn khó đến lúc phong trào chuyển lên hoạt động đơn tuyến trong vùng địch, bị bắt, bị giam cầm trong lao tù đế quốc, sau ngày chiến thắng trở về đảm đương nhiều cương vị khác nhau, ở bất cứ cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ông đã trải qua một cuộc đời vô cùng phong phú, một lòng tin son sắc vào Đảng, vào cách mạng, trung thành và chí hiếu với nhân dân.
Ông được Nhà nước tặng thưởng:
- Huân chương giải phóng hạng nhất.
- Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất.
- Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng nhất.
- Huy chương Đại đoàn kết dân tộc.
- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
- Tháng 12/2013 ông được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Những năm cuối đời sống bình yên với con cháu. Ông tham gia vào các Hội, đoàn thể hoạt động tích cực, tìm nguồn vui sống tuổi già với gia đình, hòa mình vào cuộc sống thường nhật của bà con làng sóm.
Ông Hà Ngọc Cần là tấm gương sáng, trung hiếu vẹn toàn của dòng họ Hà Ngọc tộc.
Bà DƯƠNG THỊ SÁU
Người phụ nữ Trung hậu hiếu nghĩa thủy chung
Bà Dương Thị Sáu sinh năm 1933 tại làng Đông Hồ xã Điện An huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Bà kết hôn cùng với ông Hà Ngọc Cần vào năm 1959. Ông và bà có 3 người con.
Bà Dương Thị Sáu là con dâu trưởng trong gia đình có 6 người con của đức ông Hà Ngọc Xinh và đức bà Lê Thị Toán.
Tuổi thiếu thời bà Dương Thị Sáu trải qua nhiều biến động: Cha đi bộ đội, anh trai cũng đi kháng chiến và điều đi tập kết. Mẹ đi làm ăn xa, bà sống với ông bà nội. Lúc tuổi còn rất nhỏ bà đã biết sống tự lập, sớm có ý thức cách mạng, vừa lao động làm những việc nhẹ phụ giúp ông bà vừa tham gia phong trào thiếu nhi. Năm 1951 bà tham gia vào đội Dân quân ở địa phương. Năm 1952 địch đóng đồn sát cạnh nhà nên ông bà nội phải dời chổ ở đi xóm khác.
Là chiến sĩ Dân quân được tổ chức phân công trở về đất cũ vừa lao động che mắt địch vừa trinh sát nắm bắt mọi động thái hoạt động của địch trong đồn báo cáo cho chỉ huy đội du kích. Bà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, cha và anh trai đi tập kết ra miền Bắc. Bà Dương Thị Sáu trở về nền nhà cũ, dựng lại nhà, buôn bán nhỏ làm chỗ dựa để thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là nuôi giấu cán bộ kháng chiến được Đảng phân công ở lại bám phong trào. Trong thời gian từ 1955 đến năm 1956 đã có nhiều cán bộ được bà nuôi dấu, chăm sóc lưu trú tại nhà; lâu nhất là các chị Phan Thị Lảng và Nguyễn Thị San là cán bộ phụ nử, đoàn thể của tỉnh.
Đến cuối năm 1956 có nhiều dấu hiệu báo trước đã bị lộ, địch phát hiện bà Dương Thị Sáu phải tất bậc đi dò tìm, liên hệ gia đình cơ sở cách mạng để gởi gắm hai nử đồng chí nên trên an toàn trước khi bà đi vào Sài Gòn để thoát khỏi sự truy bắt của bọn ngụy quyền địa phương.
Vào Sài Gòn, bà Dương Thị Sáu ở nhà với gia đình người chú và tìm được việc làm để lo cho bản thân. Năm 1957, 1959 bà quen biết ông Hà Ngọc Cần, hai người thống nhất chuyện hôn ước lâu dài. Năm 1959 làm lễ cưới. Cuối năm 1959 ông bà cùng nhau xuống thành phố Mỹ Tho, tỉnh Định Tường để sinh sống, đồng thời ông được phân công của tổ chức xuống Mỹ Tho chờ bắt liên lạc với cơ sở hoạt động. Tại đây ông Hai Cần bắt liên lạc với ông Tám Lãnh – cán bộ của Ban Binh vận T3. Nhiệm vụ của ông Tám Lãnh là vừa xây dựng thanh niên nồng cốt trong độ tuổi quân dịch đưa vào lính để làm cơ sở nội tuyến cách mạng, vừa giáo dục, phát động tập hợp thanh niên tình nguyện vào chiến khu tham gia lực lượng. Ngôi nhà của ông bà Sáu mướn ở tại Giồng Nhỏ ngoại vi thành phố Mỹ Tho đã thành nơi tập hợp lực lượng đưa xuống Cà Mau tham gia kháng chiến do ông Tám Lãnh tổ chức.
Bà Dương Thị Sáu là người trụ cột vừa lo cơm nước, ngủ nghĩ cho số anh em này vừa canh chừng, cảnh giới địch bảo vệ họ. Trước sau từ năm 1960 đến năm 1962 có 16 thanh niên xuống chiến khu U Minh Cà Mau tham gia lực lượng.
Năm 1962, ông Tám Lãnh được tổ chức phân công từ Ban Binh vận T3 chuyển về công tác tại Ban Binh vận trực thuộc Trung ương cục, địa bàn hoạt động nội thành Sài Gòn. Cùng lúc ông bà Dương Thị Sáu cũng được phân công chuyển về Sài Gòn tiếp tục làm trạm giao liên cho Ban Binh vận Trung ương cục. Nơi ở mới của ông bà là khu vực Bà Quẹo ấp Tân Phú, xã Tân Sơn Nhì. Tại đây, nhà ở của ông bà cũng là đại điểm tập hợp, họp hội, cất dấu tài liệu bí mật. Qua tìm hiểu dân tình ở khu vực này, ông bà đã vận động được một số gia đình lân cận làm cơ sở, xây dựng nơi đây làm căn cứ lõm trong lòng địch phục vụ cho các hoạt động của Ban Binh vận thành phố (y4) trực thuộc Ban Binh vận Trung ương cục. Tại đây, tập hợp nhiều đồng chí giao liên từ trong chiến khu ra bằng đường hợp pháp, cơ sở
trong nội đô ra chiến khu…cùng với tài liệu, truyền đơn binh địch vận. Ông bà Sáu đã vận động giác ngộ được ông Phụng là trưởng ấp Tấn Phú của địch, cơ sở nồng cốt của ta. Ông Phụng là chổ dựa vững chắc cho cán bộ, cơ sở nồng cốt của ta đi về tại khu vực này.
Tháng 7/1965, một cơ sở trong đường dây địch bị bắt, không chịu nổi cực hình tra tấn của địch, anh ta khai ra. Ông Hà Ngọc Cần bị địch bắt với nhiều tài liệu cách mạng. Chồng bị địch bắt giam trong khám Chí Hòa, sau chúng kết án 20 năm khổ sai và lưu đày cầm cố ngoài Côn Đảo.
Bà Dương Thị Sáu một thân đơn côi nuôi 3 con còn thơ dại, chịu bao sóng gió cuộc đời. Sau khi ông bị bắt nơi ở bị kẻ thù bao vây tứ phía rình rập, đe dọa, bà con ở nơi xa, đồng chí không thể đến thăm giúp đỡ vì sợ sa vào cạm bẫy của địch. Cuộc sống hàng ngày, làm lụng kiếm tiền để nuôi con thơ. Bao nhiêu gánh nặng đặt lên vai người phụ nữ, người vợ, người mẹ ấy, vừa nuôi con vừa thăm nuôi chồng lúc ông còn bị giam trong khám Chí Hòa. Lao động vất vả, kể cả bán vé số đi bộ khắp nơi, con thì gửi cho hàng xóm chăm nom giúp. Trong cảnh khó khăn, các con của bà khôn lớn hơn tuổi thơ của chúng, mẹ đi làm kiếm tiền, ở nhà đứa lớn hơn chăm sóc đứa nhỏ hơn, chiều tối dắt nhau đứng tựa cửa chờ đón mẹ về, bà con lối xóm ai nấy cũng thương, đùm đậu giúp đở mẹ con bà. Địch thì liên tục đeo bán đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc, buộc bà phải ly khai chồng nhất là trong những năm ông bị địch đày ra Côn Đảo. Bà phải đắt con đời chổ ở nhiều nơi để tránh sự truy kích của địch. Vất vả gieo neo, nuôi 3 con lần lượt lớn lên, cho con ăn học, khó khăm có lúc tưởng như không thể vượt qua, song bà Dương Thị Sáu vẫn kiên trung đứng vững, vượt qua bao sóng gió, vừa lao động nuôi con, bắt liên lạc với cơ sở, tìm mọi điều kiện có thể giúp đỡ cơ sở cách mạng nhất là với cánh Binh vận y4, Trung ương cục, bộ phận đồng chí Tám Lãnh.
Ròng rả 10 năm chồng bị đày nơi đảo xa là ròng rả 10 năm bà Dương Thị Sáu âm thầm lao động nuôi các con ăn học, liên lạc phục vụ cách mạng trong vùng địch cực kỳ khó khăn nghiệt ngã; 10 năm, hơn 10 năm một lòng một dạ chờ ngày chồng bà chiến thắng trở về.
Cuộc đời đã đi qua, sóng gió cũng đã đi qua, yên bình đã trở lại, đã 80 tuổi, mái tóc điểm bạc, mắt kém hơn, sức khỏe đã hao
mòn song bà Dương Thị Sáu vẫn còn đó tấm lòng trung hậu, nụ cười hiền, lo lắng cho chồng tuổi cao sức yếu, bảo bọc các con và bầy cháu nội ngoại.
Bà Dương Thị Sáu là tấm gương mãi mãi sáng ngời của con dâu Hà Ngọc tộc TRUNG HẬU HIẾU NGHĨA THỦY CHUNG.
Ông HÀ NGỌC DUY CƯỜNG
Sanh năm 1945
Ông Hà Ngọc Duy Cường là con út của Đức ông Hà Ngọc Xinh và Đức bà Lê Thị Toán.
Lúc sinh thời, mẹ ông – Đức bà Lê Thị Toán kể rằng “Ông được sinh ra vào giữa giờ Sửu, đêm 28 tháng Chạp năm Ất Dậu 1945”. Bà nói với ông rằng: “Con sinh năm Dậu, con gà, giờ Sửu con trâu, cả gà và trâu đêm đều ngủ, nên từ đó suy ra cuộc đời mai hậu của con thanh thản, ít nhọc nhằn”. Mẹ thương con mà an ủi vậy, song thực tế những năm tuổi thơ của ông Hà Ngọc Duy Cường rất vất vả, cơ cực.
Sau Cách mạng tháng Tám, giặc Pháp càn bố liên miên, mẹ phải bế ông chạy giặc. Ông bị đói sữa, đói cơm, thiếu áo quần, đêm lạnh thấu xương, mẹ phải gói ông trong tấm áo rách, ôm con ngủ nhờ nhà dân trên đường chạy giặc. Ông lại thường hay đau ốm quặc quẹo, lại bị hen suyễn, có lần chết đi sống lại. Trong cảnh gieo neo ấy, ông lớn dần lên theo năm tháng.
Năm 1954 đình chiến, ông lên 10 tuổi, hai người anh trai đi tập kết, người anh cả buộc phảo lánh vào Sài Gòn để thoát khỏi sự truy bắt của bọn tề ngụy tay sai Mỹ- Diệm tại địa phương. Quê ông ngập đầy giặc dữ.
Dù khó khăn ăn đói mặc rách nhưng cha mẹ ông vẫn quyết chí cho ông đi học. Năm 12 tuổi ông đã học xong bậc tiểu học, năm 13 tuổi ông thi đậu vào trường trung học Nguyễn Duy Hiệu huyện Điện Bàn. Năm 16 tuổi ông đã học xong trung học đệ nhất cấp, học xong lớp đệ tứ (lớp 9 hiện giờ).
Qua trung học đệ nhất cấp, bắt đầu chớm lớn thì kẻ địch lại nhắm vào ông, Quốc Dân Đảng dụ dổ, rồi bọn bình định, công dân vụ….Trước nguy cơ ở quê nhà nếu không bị sa vào tổ chức chính trị của địch cũng bị giặc bắt đi lính - quân dịch, cha ông buộc phải đưa ông vào Sài Gòn theo người anh cả. Mẹ ông ngày đêm khóc ròng vì nhà chỉ còn duy nhất có ông là đứa con trai hôm sớm. Song cuối cùng bà cũng đành gạt nước mắt để ông ra đi.
Vào Sài Gòn rồi xuống thành phố Mỹ Tho nơi anh cả làm việc ở đó, anh chị cả cho ông vào học lớp đệ tam tại trường trung học Thiên Hộ Dương thành phố Mỹ Tho.
Người anh cả, ông Hà Ngọc Cần là cán bộ của Ban Binh vận miền Nam (Trung ương cục) hoạt động trong vùng địch, theo sự phân công của tổ chức. Kết thúc năm học ở Mỹ Tho, Ông Hà Ngọc Duy Cường phải theo anh lên Sài Gòn và lại tiếp tục đi học.
Năm 1962 ông học xong lợp đệ nhị, kỳ thi cuối năm đó ông đậu chứng chỉ tú tài phần nhất.
Năm 1963 ông tiếp tục học lên lớp đệ nhất: Kỳ thi cuối cấp năm đó ông thi đậu tú tài toàn phần.
Đầu năm 1964 ông Hà Ngọc Duy Cường được kết nạp vào tổ chức Hội Liên hiệp sinh viên-học sinh Sài Gòn – Gia Định (y4). Giữa năm 1964 ông ra chiến khu đi theo kháng chiến. Cuộc đời ông bước sang một giai đoạn mới, năm đó ông 19 tuổi.
Vào vùng giải phóng, cơ quan Hội Liên hiệp sinh viên-học sinh (y4) lúc đó ở vùng Hố Bò – An Nhơn Tây – Củ Chi. Một thời gian ngắn sau đó ông cùng 4 anh em cũng là học sinh trong nội thành ra, được đưa lên “R” học Sư phạm do Ban Tuyên Huấn Trung ương cục mở lớp. Lúc bấy giờ vùng giải phóng rộng, dân đông nhu cầu học văn hóa của nhân dân rất bức xúc. Sau khóa sư phạm cấp tốc 3 tháng ông cùng một người nữa được tổ chức đưa về vùng giải phóng tỉnh Tây Ninh.
Trong thời gian học Sư phạm, ông kết thân với một người đồng chí lớn hơn ông 2 tuổi, người đó tên là Duy – Nguyễn Duy quê anh ấy ở chợ Vườn Chuối – chợ Lớn Sài Gòn. Cùng cảnh ngộ, cùng ở Sài Gòn ra chiến khu.
Ngày 12/10/1964 ông cùng người đồng đội là anh Nguyễn Duy từ căn cứ của tỉnh ở chiến khu Bời Lời được đưa xuống vùng giải phóng huyện Gò Dầu công tác, chẳng may lọt vào vòng phục kích của địch. Lần đầu tiên trong đời nghe súng nổ gần, quân địch nhắm vào 2 người bắn xối xả. Anh Nguyễn Duy vừa chạy vừa nói với ông: “Cường hãy men theo bờ ruộng chạy trở vào rừng, Duy chạy ra ngoài trống thu hút địch!”. Nói là làm, Nguyễn Duy chạy ra đồng trống, quân địch vừa bắn, vừa đuổi theo anh. Lúc ấy Nguyễn Duy còn ngoái đầu lại kêu lớn: “ Cường chạy đi, Cường phải sống!”. Địch bắn Nguyễn Duy chết tại đồng ruộng, chúng lôi xác anh ra Quốc lộ 22.
Nghe theo lời Nguyễn Duy, ông Cường bám theo đường xe sâu chạy vào rừng, và ông may mắn thoát chết.
Mấy ngày sau ông Cường không chịu ăn uống, ngồi dưới gốc cây rừng khóc Nguyễn Duy. Khóc người bạn, người đồng chí đã hy sinh thân mình để cứu lấy mạng sống cho ông.
Kể từ đó, trong mỗi lần ghi lý lịch, ông lấy chũ Duy làm chữ lót cho họ tên của mình. Cái tên Hà Duy Cường có từ đó – Năm 1964 để mãi mãi trên đời nhớ ơn tên người đã cứu sống mình. Đối với ông đó là dấu ấn thứ nhất trong đời ông luôn ghi nhớ!
Sau này khi có gia đình, có đứa con trai duy nhất, ông muốn tên họ của con trai mình cũng lót chữ Duy để con ông và cả cháu nội ông sau này sẽ mãi mãi nhớ đến bác Duy, nhờ bác Duy cứu cha, ông nó còn sống để sinh ra nó.
Năm 1965, tỉnh có chủ trương động viên thanh niên trong các cơ quan nhập ngũ bổ sung cho lực lượng trực tiếp chiến đấu. ông xung phong vào quân đội, bổ sung vào Đại đội Đặc công tỉnh.
Ông được đưa về trên học kỹ thuật binh chủng đặc công. Sau 3 tháng, trở lại đơn vị ông được giao làm tiểu đội trưởng, cùng đơn vị chiến đấu chống lại cuộc hành quân Ác – Tơn – Bo – Rơ của Mỹ. Năm 1967 ông được giao làm nhiệm vụ Trung đội phó cùng đơn vị chiến đấu góp phần đánh bại cuộc hành quân được cho là lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của chúng – Cuộc càn Giang -Xơn- Xi-Ty mùa khô năm 1966 - 1967 vào chiến trường Tây Ninh.
Năm 1968 trước khi bước vào Tổng tiến công và trổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ông được đề bạt làm Trung đội trưởng. ông cùng đơn vị tham gia trận đánh Chi khu Phú Khương (nay là huyện Hòa Thành) sau đó là trận phòng ngự Long Mỹ cực kỳ ác liệt, cuối đợt 3 năm 1968 ông bị thương nặng.
Nằm Quân y viện đến cuối năm 1968, ông ra viện trở về đơn vị cũ. Năm 1969 Mỹ ngụy phản kích quyết liệt, ông cùng đơn vị tham gia “Quyết tử giữ huyện Gò Dầu” đang bị địch đánh phá quyết liệt.
Cuộc chiến đấu luôn cuốn hút ông cùng đồng đội liên tục cơ động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh rộng lớn. Từ năm 1969 đến năm 1974 ông đã tham gia hơn trăm trận đánh- Được đơn vị bầu chọn, được tỉnh công nhận là dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt cơ giới.
Năm 1968 sau trận phòng ngự Long Mỹ (Long Hoa – Phú Khương) theo đề nghị của Tỉnh đội, ông được cử đi dự Hội nghị chiến sĩ thi đua toàn Miền. Tại đây ông được Bộ chỉ huy Miền tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng Hai.
Tháng 4/1975, đơn vị ông được phân công xung kích bảo vệ Sở chỉ huy – Ban chỉ huy chiến dịch giải phóng tỉnh Tây Ninh.
Cuối năm 1975, ông lập gia đình, kết hôn cùng bà Phạm Thị Tuyết Mai, bà sinh năm 1958 tại ấp Ninh Thuận, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh châu, tỉnh Tây Ninh. Ông và bà có 04 người con:
Hà Ngọc Quyên, sinh năm 1976.
Hà Ngọc Duy Thanh, sinh năm 1978.
Hà Ngọc Tú, sinh năm 1980.
Hà Ngọc Quỳnh Giao, sinh năm 1982.
Ngày 19/8/1982 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do của việc ông vào Đảng chậm, 10 năm chiến đấu lập nhiều công trận, được tặng thưởng Huân chương chiến công đơn vị đã nhiều lần xét chuẩn bị kết nạp song gặp phải khó khăn về lý lịch, quê hương ở xa, cách trở thông tin nên không xác minh được lai lịch. Sau hòa bình lại thuyên chuyển công tác, đi học nhiều nơi, tổ chức chậm đi xác minh lai lịch.
|
Mười năm chiến đấu, đến năm 1975 ông chỉ được công nhận cấp hàm Thượng sĩ do năm 1968 ông được bổ nhiệm chức Trung đội trưởng nhưng không có quyết định Trung đội bậc trưởng nên chỉ được phiên ngang cấp hàm Thượng sĩ. Ông xem đó là dấu ấn thứ hai trong đời đáng nghi nhớ nhất.
Tháng 02/1976 ông được cử đi học lớp đào tạo cán bộ đại đội. Tháng 10/1976 về đơn vị được đề bạt cấp hàm, Thiếu úy, được trên giao làm Phó ban Hành chánh phòng Chính trị.
Năm 1977 được cử đi học lớp đào tạo cán bộ Hậu cần. Cuối năm 1977 ông về đơn vị nhận quyết định về Ban Tham mưu Kế hoạch – Phòng Hậu cần.
Năm 1978, ông được đề bạt cấp hàm Trung úy kèm theo quyết định Phó Ban tham mưu Kế hoạch – phòng Hậu Cần.
Năm 1979 ông được phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế tại cơ quan hậu cần tiền phương của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Kông – Pông – Chàm Camphuchia.
Tháng 9/1982 ông được cử đi học lớp cán bộ tiểu đoàn do Quân khu mở. Giữa năm 1983 ra trường, ông nhận quyết định quân hàm Thượng úy.
Tháng 9/1983 ông được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Kế hoạch phòng Hậu Cần.
Từ năm 1983 đến năm 1987 ông được cử đi học trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn – Khoa học lịch sữ, hình thức học do quân đội gửi sang, 6 tháng học, 6 tháng về đơn vị cũ công tác. Tháng 12/1984 ông được đề bạt quân hàm Đại úy. Giữa năm 1987 ông ra trường với bằng Đại học khoa chuyên ngành Lịch sử.
Năm 1988 ông nhận quyết định về phòng Tham mưu- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh làm trợ lý Chính trị. Tháng 10/1988 ông nhận quyết định về Ban Lịch sử Quân sự trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Năm 1990 ông được đề bạt quân hàm Thiếu tá, nhận quyết định làm Trưởng Ban Kho học – Lịch sử - Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh.
Năm 1991-1993 ông được cử đi học tại Học Viện Chính trị Quân sự do Bộ Quốc phòng mở cho các tỉnh phía Nam.
Cuối năm 1993 ra trường được cấp bằng cử nhân Chính trị - Bằng chứng chỉ Cao cấp chính trị
Năm 1994 ông được phong quân hàm Trung tá.
Từ năm 1994 trở về sau ông gắn bó với công việc nghiên cứu biên soạn lịch sử của lực lượng vũ trang Tây Ninh. Do nhu cầu công tác, ông đi nhiều nơi đến nhiều tỉnh, thành trong nước, ở đâu có nhân chứng lịch sử là ông tìm đến.
Từ năm 1995 đến năm 1999 ông đã biên soạn được Hội đồng khoa học các cấp có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và cho in ấn xuấn bản 20 cuốn sách phát hành trong nước. Ông cũng đã trực tiếp biên soạn và góp phần biên soạn 30 công trình khoa học cấp tỉnh, trong đó có 10 công trình được công nhận cấp Quân khu và 05 công trình được công nhận cấp Bộ Quốc Phòng được phổ biến trong toàn quân.
Năm 2000 ông được đề bạt quân hàm Thượng tá.
Năm 2004 ông được xét nâng bậc lương, hưởng lương tương đương hàm Đại tá.
Năm 2005 ông nhận quyết định nghỉ hưu ở tuổi 61. Tuy có quyết định nghỉ hưu nhưng do nhu cầu công việc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh quyết định giữ ông ở lại tiếp tục công việc đến năm 2012 ông mới được chính thức nghĩ hưu, lúc ấy ông đã 67 tuổi.
Cuộc đời ông Hà Ngọc Duy Cường là cuộc đời hoạt động trí tuệ không ngừng nghỉ. Cái nghề gắn liền với cái “nghiệp”. Trả nợ máu xương đối với hàng vạn người đã hy sinh. Đối với ông Hà Ngọc Duy Cường còn sống đến ngày nay sau cuộc chiến tranh tàn khốc, được sống trong khung cảnh hòa bình đó là sự may mắn. Điều đó thôi thúc ông tiếp tục cầm bút, viết để nói lên lòng tri ân đối với bao lớp người xả thân vì nghĩa lớn.
Quá trình chiến đấu, công tác, ông được Nhà nước khen thưởng:
Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Huân chương chiến công giải phóng hạng hai.
Huân chương chiến công hạng hai.
Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba.
Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.
Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba.
Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Huy chương vì thế hệ trẻ.
Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa Tư tưởng.
Huy chương vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh./.
Bà PHẠM THỊ TUYẾT MAI
Bà Phạm Thị Tuyết Mai là con gái thứ Tư của đức ông Phạm Văn Hai và đức bà Lê Thị Mặng, người làng Long Thành huyện Phú Khương cũ – nay là ấp Ninh Thuận, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Bà sinh vào năm Bính Tuất (1958).
Năm 1975 bà thành thân với ông Hà Ngọc Duy Cường năm bà 18 tuổi. Ông và bà có 4 người con. Các con ông bà nay đã thành đạt, yên bề gia thất, có cơ nghiệp riêng.
Để có kết quả đó, bà Phạm Thị tuyết Mai đã dày công nuôi dưỡng, dạy dỗ, lao tâm khổ trí nhiều mặt để nuôi các con nên người.
Ông là sĩ quan quân đội do môi trường công việc phải thường xuyên vắng nhà, bà một mình ở nhà thay chồng lao động, đảm đang mọi việc, chắc chiu tạo dựng cơ nghiệp cho gia đình và nuôi dạy các con.
Sau giải phóng đến những năm 1980 đời sống khó khăn, nhà cửa tạm bợ, mùa mưa tứ bề dột nát, phải chạy lo cái ăn hàng ngày, song ông bà vẫn quyết tâm lo cho các con ăn học. Nuôi con học phổ thông, nuôi con vào đại học, cả 4 đứa con đều tốt nghiệp đại học, bao nhiêu gánh nặng đè lên vai người vợ thay chồng lo lắng từ cái ăn, cái mặc, học phí, đến lúc các con thành đạt, người mẹ, người vợ vốn rất xinh đẹp ngày nào nay đã hao mòn sức khỏe, vì sự thăng tiến của chồng và sự trưởng thành của các con theo năm tháng.
Đến nay, ông đã nghĩ hưu, đã bên kia sườn dốc của cuộc đời ở cái tuổi gần 70, bà cũng bước dần sang tuổi 60, gia đình hạnh phúc, cuộc sống ổn định. Các con của ông bà đều là cán bộ của nhà nước,
là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu cộng cả ông, con, rể, gia đình ông là một chi bộ Đảng.
Thành quả đó là hơn 40 năm công lao sức lực của bà Phạm Thị Tuyết Mai. Đối với ông, bà là chỗ dựa của ông lúc tuổi đã xế chiều, đối với các con bà là nền tảng tinh thần, là niềm tin, sự động viên an ủi của các con của bà trên cuộc đời mai hậu và cuộc sống thường nhật hiện nay./.
HÌNH ẢNH DÒNG HỌ
|
Các ông Hà Ngọc Cần, Hà Ngọc Trúc, Hà Ngọc Trước,
Hà Ngọc Duy Cường và ông Hà Ngọc Chung trước nhà thờ
|
Các đại diện Họ Hà Ngọc và các chuyên viên TT NCTHGP TPHCM
bàn việc dựng phả tại nhà ông Hai Cần
NGÀY GIỖ TRONG HỌ
STT | HÚY KỴ | NGÀY |
01 | Chạp mả họ - Thất tự tùng tự | Mùng 2 tháng chạp |
02 | Tế Xuân | Thanh minh |
03 | Tế Thu | 24 tháng 7 |
04 | Hội tổ | Rằm tháng 4 |
05 | Giỗ hội phái I | 24 tháng giêng |
06 | Giỗ hội phái II | Mùng 6 tháng 2 |
07 | Ông Hà Ngọc Diệp | Mùng 6 tháng 2 |
08 | Bà Võ Thị Trĩ | 18 tháng 10 |
09 | Ông Hà Ngọc Lang | 24 tháng 10 |
10 | Ông Hà Ngọc Hý | Mùng 5 tháng 10 |
11 | Bà Nguyễn Thị Tâm | 18 tháng 9 |
12 | Ông Hà Ngọc Dện | 11 tháng 5 |
13 | Bà Nguyễn Thị Hý | 13 tháng 3 |
14 | Ông Hà Ngọc Rế | 13 tháng 4 |
15 | Ông Hà Ngọc Trách | Mùng 5 tháng 3 |
16 | Bà Nguyễn Thị Vàng | 13 tháng 6 |
17 | Ông Hà Ngọc Xằng | 24 tháng 8 |
18 | Bà Trần Thị Nguyên | 24 tháng 8 |
19 | Ông Hà Ngọc Đạt | Rằm tháng 8 |
20 | Ông Hà Ngọc Mẹo | 14 tháng 9 |
21 | Bà Nguyễn Thị Nga | 24 tháng 8 |
22 | Ông Hà Ngọc Chi | Mùng 6 tháng 2 |
23 | Ông Hà Ngọc Dần | Mùng 6 tháng 2 |
24 | Ông Hà Ngọc Xinh (ô. Hương Cần) | Mùng 10 tháng 10 |
25 | Bà Hương Cần | 18 tháng 5 |
26 | Ông Hà Ngọc Hý | 16 tháng 11 |
27 | Bà Nguyễn Thị Trà | 16 tháng 11 |
28 | Ông Hà ngọc Thuận | 16 tháng 11 |
29 | Bà Đoàn Thị Xương | … Tháng Giêng |
30 | Ông Hà Ngọc Hiến Ông Hà ngọc Quỵ | 16 tháng 11 |
31 | Ông Hà Ngọc Nhí | 14 tháng Chạp |
32 | Bà Trần Thị Trấu Bà Đinh Thị Tửu | 25 tháng Chạp |
33 | Ông Hà Ngọc Cự - Ngọc Đương | 14 tháng Chạp |
34 | Ông Hà Ngọc Vinh | 14 tháng 3 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét